Nhận lại con ruột đã cho người khác nuôi

Chủ đề   RSS   
  • #529151 27/09/2019

    Nhận lại con ruột đã cho người khác nuôi

    Xin Chào Luật Sư, 

    Tôi có câu hỏi liên quan đến việc trả lại con cho cha mẹ ruột, rất mong luận sư tư vấn.

    Cụ thể là đứa bé là con của em ruột của mẹ tôi (tôi gọi là Dì). Sau khi sinh bé, do hoàn cảnh cá nhân không thể nuôi cháu nên có ý định cho người khác. Ba mẹ tôi thấy hoàn cảnh cháu đáng thương và cũng muốn sau này cháu biết cội nguồn nên đã giữ lại nuôi và làm giấy khai sinh đứng tên cha mẹ tôi. Nên khi nhìn vào giấy khai sinh thì bé là con ruột.

    Hiện nay, bé đã được 15 tuổi và Dì tôi muốn nhận lại con mình. Gia đình tôi cũng đồng ý để bé nhận lại mẹ ruột. Vậy trong trường hợp này, gia đình tôi và Dì có thể làm các thủ tục pháp lý để bé nhận lại mẹ mình không? nếu được thì thủ tục pháp lý như thế nào?

    Rất mong được luật sư tư vấn. Chân thành cảm ơn.

     
    11879 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mentos123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #534656   05/12/2019

    Chào bạn

    Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh

    Xuân, Hà Nội trả lời:

    Thứ nhất: Thẩm quyền xác định cha mẹ cho con

    Điều 91 Luật Hôn nhân gia đình quy định về quyền nhận con nuôi như sau:

    Điều 91. Quyền nhận con

    1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.

    2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.

    Như vậy, dì của bạn có quyền nhận lại con ruột của mình. Ngoài ra, về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con, Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

    Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

    1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

    2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

    Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Trong trường hợp này, việc nhận lại con nếu đã được gia đình và dì của bạn đồng ý thì thẩm quyền là cơ quan đăng ký hộ tịch UBND xã nơi người con đăng ký hộ khẩu thường trú theo Điều 24 Luật Hộ tịch 2014.

    Thứ hai: Trình tự thủ tục nhận cha mẹ cho con

    Về trình tự thủ tục nhận lại con được quy định tại Điều 25 Luật hộ tịch và các văn bản hướng dẫn đi kèm.

    Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

    1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

    2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

    Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

    Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định các chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con bao gồm:

    1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

    2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

    Như vậy, để có thể xin nhận lại con, hồ sơ cụ thể bao gồm:

    -Tờ khai đăng ký xác nhận quan hệ cha, mẹ, con theo mẫu tại Thông tư 15/2015/TT-BTP;

    - CMND/Thẻ căn cước công dân của người nhận con;

    - Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người nhận con, người được nhận làm con;

    - Các chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatducan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/12/2019) mentos123 (25/02/2020)
  • #539441   27/02/2020

    Cảm ơn luật sư đã tư vấn!

    Em có thêm câu hỏi ah. Vì 1 số lý do cá nhân nên chưa thể làm thủ tục nhận con được. Nhưng hiện nay, ba mẹ em muốn chuyển toàn bộ tài sản bao gồm quyền sử dụng nhà đất để em đứng tên và toàn quyền quyết định về tài sản này. Nếu làm thủ tục ở thời điểm này (hiện bé vẫn chưa 18 tuổi) thì có phù hợp với qui định pháp luật và có bị tranh chấp sau nay không ạ. 

    Xin cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mentos123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/03/2020)
  • #540679   06/03/2020

    Chào em.

    Việc tặng cho quyền sử dụng đất cho người dưới 18 tuổi được thực hiện khi có tên của người giám hộ của người dưới 18 tuổi. Nếu tặng cho tại thời điểm này thì dì ruột sẽ là người giám hộ đứng tên trong giấy. Sau khi tặng cho sẽ đăng ký sang tên quyền sử dụng đất mang tên người dưới 18 tuổi và người giám hộ nên sẽ không xảy ra tranh chấp.

    Thân mến!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatducan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (07/03/2020) mentos123 (09/03/2020)
  • #540781   09/03/2020

    Cảm ơn luật sư, em đã nhận được thêm thông tin hữu ích. Nhưng có thể vì câu hỏi của em chưa rõ ràng, vui lòng cho em trình bày như sau:

    Ý em muốn hỏi là trong trường hợp ba mẹ muốn chuyển quyền sử dụng đất cho em (nhưng hiện giờ con của Dì vẫn chưa làm giấy tờ nhận lại mẹ ruột, và bé vẫn chưa đủ 18 tuổi ở thời điểm ba mẹ làm giấy tờ). Thì giấy này có phù hợp với qui định pháp luật không? và có thể xảy ra tranh chấp (nếu có) về sau không?

    Em cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mentos123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/03/2020)