Nhận định pháp luật đúng sai

Chủ đề   RSS   
  • #510671 23/12/2018

    superharem1312

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhận định pháp luật đúng sai

    1. Các quan hệ xã hội đang tồn tại đều được coi là quan hệ pháp luât.
    2.  Con đã thành niên là người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
    3. Hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa gây ra hậu quả thì không bị truy cứu trách nhiệm   pháp lý.
    4. Hành vi vi phạp pháp luật luôn được thể hiện dưới dạng hành động.
    5. Không có hậu quả xảy ra thì không thể truy cứu trác nhiệm pháp lý.
    6. Không có lỗi thì không bị coi là vi phạp pháp luật.
    7. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị coi là vi phạp pháp   luật.
    8.Mọi hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải thể hiện dưới dạng vật chất.
    9. Mọi quan hệ xã hội đều được quy phạm pháp luật điều chỉnh.
    10. Mọi văn bản quy phạm pháp luật đều chứa đựng quy tắc xử sự chung
    11. Năng lực hành vi của cá nhân có từ khi được sinh ra.
    12. Người có hành vi có lỗi thì bị coi là chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật.
    13. Người đủ 18 tuổi trở lên đều là chử thể của mọi hành vi vi phạm pháp luật.
    14. Người đủ 18 tuổi trở lên đều phải chịu trách nhiệm đối với tất cả hành vi mình gây ra.
    15. Người dủ 21 tuổi trở lên đều là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.
    16. Người thức hiện hành vi có lỗi thì bị coi là vi phạm pháp luật.
    17. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức chấm dứt tại một thời điểm.
    18. Phải có hậu quả xảy ra mới thể truy cứu trách nhiệm pháp lý.
    19. Tất cả mọi quan hệ xã hội đều được quy phạm pháp luật điều chình.
    20. Tuân thủ pháp luật là không tiến hành những hoạt đọng mà pháp luật cấm.
     
    3616 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #510907   27/12/2018

    2. Con đã thành niên là người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.

    Sai.

    Căn cứ Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 thì những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc gồm Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc Con thành niên mà không có khả năng lao động. Như vậy nhận định này sai.

    Thứ nhất quy định này dành cho con chưa thành niên

    Thứ hai nếu họ thuộc diện hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc nhưng người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này thì họ cũng không được hưởng di sản.

    Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

    a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

    2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #510909   27/12/2018

    Câu 18. Phải có hậu quả xảy ra mới thể truy cứu trách nhiệm pháp lý.

    Nhận định Sai.

    Bởi vì theo điều 15 Bộ Luật hình sự 2015 thì Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt chứ không nhất định phải có hậu quả xảy ra.

    Ví dụ (Bỏ thuốc chuột vào thức ăn giết người, nhưng người đó không ăn nên không chết, nhưng người bỏ vẫn phải chịu TNHS).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #510910   27/12/2018

    Câu 11. Năng lực hành vi của cá nhân có từ khi được sinh ra.

    Nhận định Sai

    Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân mới có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết, Còn năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì phải do cá nhân đó xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự đó.

    Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 Bộ luật Dân sự); Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi (Điều 23 Bộ luật Dân sự) và Hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24 Bộ luật Dân sự).

     

     
    Báo quản trị |  
  • #510914   27/12/2018

    Câu 4. Hành vi vi phạp pháp luật luôn được thể hiện dưới dạng hành động.

    Nhận định Sai,

    Bởi vì Hành vi Vi phạm pháp luật ngoài việc được thể hiện dưới dạng hành động thì còn có dạng không hành động. Ví dụ. Anh A đi tập thể dục quanh bờ hồ và thấy anh B bị rơi xuống hồ kêu cứu vì sắp chết đuối. Anh A mặc dù là người biết bơi và thấy anh B sắp chết ngạt dưới nước nhưng vẫn dững dưng đứng nhìn không cứu giúp cũng như không thông báo với mọi người xung quanh cứu anh B. Dẫn đến việc anh B chìm dưới nước quá lâu và bị chết đuối. Như vậy trong trường hợp này mặc dù anh A không trực tiếp hành động giết anh B, nhưng hành vi không cứu giúp anh B mặc dù có đủ điều kiện thì anh A đã phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 132 Bộ Luật Hình sự 2015 về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng rồi.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #510916   27/12/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    9. Mọi quan hệ xã hội đều được quy phạm pháp luật điều chỉnh.

    Sai vì: Quy phạm pháp luật chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính quan trọng, phổ biến mà Nhà nước thấy cần thiết phải được thể chế hóa thành những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí của nhà nước. Một số quan hệ xã hội mà pháp luật không điều chỉnh như quan hệ bạn bè, quạn hệ thầy trò, quan hệ giữa những người cũng tôn giáo…..những quan hệ xã hội này sẽ được điều chỉnh bằng quy phạm tập quán, quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo

     
    Báo quản trị |  
  • #511101   29/12/2018

    13.  Người đủ 18 tuổi trở lên đều là chử thể của mọi hành vi vi phạm pháp luật.
     
    => Nhận định này là sai. Nếu người từ đủ 18 tuổi trở lên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì họ không phải là chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật, bởi vì họ đâu phải là chủ thể của quan hệ pháp luật. Mọi hành vi của họ đều phải thông qua người giám hộ.
     
    Báo quản trị |  
  • #511827   08/01/2019

    Câu 14: Người đủ 18 tuổi trở lên đều phải chịu trách nhiệm đối với tất cả hành vi mình gây ra.

    Nhận định này sai.

    Bởi người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự như mắc bệnh tâm thần hay một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; mà trong trường hợp này phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #511828   08/01/2019

     

    Câu 7. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị coi là vi phạm pháp luật.

    Nhận định này sai

    Bởi Lỗi vô ý do câu thả được hiểu là người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Ví dụ y tá không biết trước tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân nhưng hậu quả nạn nhân chết vì nhầm thuốc. Trong trường hợp này nhân viên y tá mặc dù không cố ý nhưng chuyên môn nghiệp vụ của họ bắt buộc phải biết về các loại thuốc mà lại tiêm nhầm. Vậy trong trường hợp này Nhân viên y tá vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi vô ý của mình gây ra.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #511829   08/01/2019

    20. Tuân thủ pháp luật là không tiến hành những hoạt đọng mà pháp luật cấm.

    Nhận định này Đúng

    Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm. Những hành vi không TTPL dẫn đến hậu quả bị áp dụng chế tài bất lợi cho người vi phạm. Và khi bị áp chế chế tài cho người vi phạm thì người đó buộc phải thi hành pháp luật.
     

     

     
    Báo quản trị |