Nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo

Chủ đề   RSS   
  • #614157 17/07/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 451 lần


    Nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo

    Trước vấn nạn lừa đảo bằng việc phát tán tin nhắn SMS Brandname giả mạo, Bộ Công an đã có cẩm nang hướng dẫn người dân cách nhận biết và phòng tránh bị lừa đảo theo thủ đoạn này

    (1) SMS Brandname là gì?

    SMS Brandname là dịch vụ hỗ trợ các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ sử dụng kênh thông tin di động để quảng bá cho nhãn hàng, sản phẩm, dịch vụ hoặc chăm sóc khách hàng của mình. SMS Brandname bao gồm 2 dịch vụ: SMS quảng cáo & SMS Chăm sóc khách hàng.

    Theo đó, thay vì hiển thị số điện thoại của người gửi tin nhắn, tên thương hiệu của doanh nghiệp sẽ hiển thị khi gửi tin nhắn cho khách hàng.

    Ví dụ: khi nhận tin nhắn từ nhà mạng điện thoại, bạn sẽ thấy phần tên người gửi sẽ hiển thị là VIETTEL_DATA hay Mobifone thay vì là số điện thoại của tổng đài như 999 hay 901,...

    Việc sử dụng SMS Brandname sẽ tạo ấn tượng cho người dùng, giúp người dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp.

    Khi người dùng đã quen với việc nhận tin nhắn thương hiệu thường sẽ có xu hướng tin tưởng khi thấy thương hiệu quen xuất hiện. Lợi dụng điều này, nhiều kẻ gian đã giả mạo SMS Brandname (ví dụ như tin nhắn có tên ngân hàng) để lừa đảo người dân.

    (2) Cẩm nang nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo

    Theo đó, trước vấn nạn lừa đảo trên, Bộ Công an đã đưa ra cẩm nang để người dân biết cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo.

    Theo đó, cẩm nang có 03 phần chính là: Dấu hiệu nhận biết, Biện pháp phòng tránh và Cần làm gì sau khi bị lừa đảo trực tuyến. Nội dung cụ thể như sau:

    Dấu hiệu nhận biết

    - Nhận được tin nhắn mang tên các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp chính thống (như: Bo Cong an, Bo Thong tin va Truyen thong, Vietcombank, Techcombank...), bên trong chứa nội dung như tin nhắn thông thường của các cơ quan, tổ chức, kèm theo đường dẫn giả mạo, đề nghị người dân truy cập, nhập thông tin tài khoản để chiếm đoạt hoặc cài đặt ứng dụng chứa mã độc để chiếm quyền điều khiển thiết bị.

    - Các trang web giả mạo thường chứa mã độc hoặc giả mạo trang web chính thống của cơ quan, tổ chức, yêu cầu đăng nhập tài khoản, nhập mã OTP nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

    Biện pháp phòng tránh

    - Kiểm tra kỹ nội dung khi nhận được tin nhắn từ các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các tin nhắn gây chú ý (trúng thưởng, cảnh báo, khuyến mãi...). Không click vào các đường dẫn có dấu hiệu đáng ngờ, kiểm tra kỹ tên miền trang web trước khi đăng nhập thông tin tài khoản.

    - Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP với bất kỳ ai.

    - Khi nhận được các tin nhắn có dấu hiệu bất thường phải liên lạc ngay với đơn vị chủ quản của brandname thông qua hotline. Gọi điện thoại đến cơ quan, tổ chức liên quan để xác thực xem có phải trang web, ứng dụng là của họ hay không.

    Cần làm gì sau khi bị lừa đảo trực tuyến

    - Khi nghi ngờ bản thân có biểu hiện đang bị lừa đảo qua mạng, hãy tìm kiếm thông tin về các hình thức lừa đảo trên mạng internet hoặc xin sự tư vấn từ bạn bè, người thân. Đừng ngại ngùng chia sẻ câu chuyện mình đang gặp phải, người bên ngoài sẽ luôn có tâm lý bình tĩnh, tỉnh táo hơn.

    - Trình báo ngay sự việc đến cơ quan Công an nơi gần nhất để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

    - Liên hệ với Ngân hàng chủ quản để báo cáo sự việc và đề nghị hỗ trợ.

    - Lưu lại tất cả thông tin như lịch sử trò chuyện, các số điện thoại, tài khoản mạng xã hội liên quan, sao kê giao dịch ngân hàng và cung cấp cho cơ quan Công an khi trình báo.

    - Cài đặt lại mật khẩu các tài khoản cá nhân trong trường hợp bị đánh cắp thông tin cá nhân hoặc bị tấn công chiếm quyền điều khiển thiết bị điện tử.

    - Cảnh báo cho bạn bè, người thân về hình thức lừa đảo mình đã hoặc đang gặp phải nhằm chủ động phòng ngừa.

    Trên đây là cẩm nang: Nhận biết và phòng tránh lừa đảo phát tán SMS Brandname giả mạo được Bộ Công an công bố.

    Lừa đảo qua SMS Brandname đang ngày càng trở nên tinh vi và gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Kẻ gian lợi dụng uy tín của các thương hiệu uy tín để gửi tin nhắn giả mạo, dụ dỗ người dùng cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc thực hiện giao dịch chuyển tiền.

    Do đó, hãy luôn cảnh giác và nâng cao ý thức đề phòng để bảo vệ bản thân khỏi những thủ đoạn lừa đảo tinh vi qua SMS Brandname.

    (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an)

     
    151 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn motchutmoingay24 vì bài viết hữu ích
    admin (15/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận