Vừa mới đây một vụ tai nạn sập nhà xảy ra tại cửa hàng Circle K Quận 4, TP.HCM đã khiến nhiều người thương vong. Vụ tai nạn xảy ra bất ngờ và nhiều người bị kẹt bên trong. Đến giữa trưa đã đưa được tất cả những người bị kẹt bên trong đến bệnh viện.
Tại các thành phố lớn nhiều cửa hàng tiện lợi được thuê từ nhà, chung cư của nhiều hộ dân để kinh doanh mà không xây lại để giữ nét hoài cổ của căn nhà được thuê.
Vậy trong trường hợp nhà ở xuống cấp dẫn đến sập nhà gây thiệt hại về người và tài sản thì trách nhiệm bồi thường thuộc về bên thuê hay chủ sở hữu căn nhà?
1. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm do nhà ở gây ra?
Không loại trừ trường hợp tai nạn do nhà cửa gây ra thì tại Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra được xác định như sau:
Theo đó, các đối tượng là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Do đó, tùy thuộc vào quá trình chuyển giao sở hữu thì cả chủ sở hữu hay người được giao quản lý sử dụng phải có trách nhiệm đối với nhà ở mà mình đang sử dụng.
Ngoài ra, khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định trên thì Bộ luật Dân sự 2015 không xác định thứ tự chịu trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc xác định chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra.
2. Cửa hàng là bên thuê nhà thì có chịu trách nhiệm thiệt hại?
Theo như vụ việc sáng ngày 18/10/2023, phía bên cơ quan công an có xác định điều tra ban đầu dẫn đến trần nhà cửa hàng Circle K bị sập là do công trình đã xuống cấp, các giá đỡ trên gác không được chắc chắn mà phía cửa hàng lại làm kho chứa đồ với hàng tá hàng hóa dự trữ dẫn đến quá tải.
Từ dữ kiện trên, cho chúng ta thấy trong trường hợp nhà cửa, công trình khác gây thiệt hại mà có lỗi của người quản lý, thì phải xem xét trong thời gian đó chủ thể nào có nghĩa vụ quản lý (nghĩa vụ kiểm tra tình trạng, khắc phục hư hỏng,...) thì ở đây chính là quản lý của cửa hàng Circle K.
Nếu chủ sở hữu là người trực tiếp quản lý, sử dụng thì chủ sở hữu phải bồi thường. Nếu do người khác chiếm hữu, sử dụng và do họ đã không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý thì họ phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp khác khi công trình đã đến giai đoạn xuống cấp mà bên cho thuê không thông báo giải thích và có yêu cầu sửa chữa công trình nhà ở trước đó với bên Circle K thì khi xảy ra thiệt hại cũng có một phần trách nhiệm đối với những thiệt hại xảy ra.
3. Khi nào loại trừ trách nhiệm do công trình xây dựng gây ra?
Căn cứ khoản 2 Điều 548 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định trường hợp người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Theo quy định trên, thì vẫn cần phải có kết luận chính thức của cơ quan điều tra để biết được nguyên nhân chính dẫn đến vụ sập nhà Quận 4, trong trường hợp mà do lỗi hoàn toàn của nhà ở khi phát sinh một sự kiện nào khác mà dẫn đến sập nhà thì được xem là sự kiện bất khả kháng thì bên chủ sở hữu hay bên được giao quản lý không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Ngoài ra, nếu khách hàng tại cửa hàng Circle K mà có hành vi phá hoại dẫn đến sự cố công trình sập trần nhà được cơ quan điều tra xác định lỗi hoàn toàn thuộc về khách hàng gây ra thì cũng không cần phải bồi thường.
Như vậy, tùy thuộc vào tình hình và kết luận điều tra xác minh vụ việc mới có thể biết được trách nhiệm bồi thường thuộc về ai, tuy nhiên trước mắt bên phía cửa hàng Circle K sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường hỗ trợ trước cho các nạn nhân bị thiệt hại.