Nguyên tắc suy đoán vô tội

Chủ đề   RSS   
  • #452074 19/04/2017

    Nguyên tắc suy đoán vô tội

    Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội và 3 điều luật thể hiện nguyên tắc này trong tố tụng hình sự 2015 mọi ng phân tích giúp mình với .
     
    6234 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #452128   19/04/2017

    thanh.pthanh
    thanh.pthanh

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2011
    Tổng số bài viết (45)
    Số điểm: 288
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 14 lần


    trên thư viện trường nhiều sách nói về vấn đề này lắm bạn ạ 

     
    Báo quản trị |  
  • #452202   20/04/2017

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần


    Chào bạn !
    Nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc hiến định, Nguyên tắc này được quy định đầy đủ, cụ thể tại Điều 13 BLTTHS, đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự.

    Điều 13. Suy đoán vô tội

    Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

     

    Ngoài nguyên tắc suy đoán vô tội thì BLTTHS còn có nhiều nguyên tắc cơ bản khác, những nguyên tắc này được quy định tại Chương II, BLTTHS. 

    Ngoài Điều 13 BLTTHS quy định cụ thể về nguyên tắc này thì nguyên tắc suy đoán vô tội còn thể hiện phần nào trong nguyên tắc xác định sự thật của vụ án quy định tại Điều 15, BLTTHS và một số điều luật khác. Nguyên tắc này, kết hợp với các nguyên tắc cơ bản khác để trở thành những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự.

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Cuonglawyer vì bài viết hữu ích
    quangkhanh2t (21/04/2017)
  • #454879   28/05/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Các nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội

    - Không ai có thể bị coi là có tội khi tội phạm do họ thực hiện chưa được chứng minh theo đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và chưa được xác định bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của tòa. Hình phạt là do tòa quyết định. Một người sẽ không phải chịu hình phạt nếu trong bản án kết tội của tòa đối với người đó tuyên miễn hình phạt.

    - Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan điều tra, VKS. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

    - Buộc tội phải dựa trên chứng cứ. Bản cáo trạng của VKS và bản án kết tội của tòa phải dựa trên các chứng cứ khẳng định chắc chắn về lỗi của người bị buộc tội trong việc thực hiện tội phạm. Mọi nghi ngờ về lỗi của bị can, bị cáo nếu không thể loại trừ được theo trình tự, thủ tục luật định và khi chưa có sự thống nhất trong việc giải thích, áp dụng các quy phạm pháp luật đều phải được giải quyết theo hướng có lợi cho họ.

    Thực tế đã chứng minh không phải lúc nào và ở đâu đánh giá của cơ quan tố tụng cũng đúng. Để tránh án oan, người tiến hành tố tụng phải áp dụng triệt để tư duy suy đoán vô tội. Quyền suy đoán vô tội cần phải là điều đầu tiên mà những người tiến hành tố tụng nghĩ tới khi thực thi nhiệm vụ. Có nghĩa là quá trình đi tìm sự thật khách quan của vụ án, người tiến hành tố tụng phải thu thập cả chứng cứ buộc tội lẫn gỡ tội chứ không phải chăm chăm tìm chứng cứ buộc tội, xem nhẹ và bỏ qua chứng cứ gỡ tội. Khi không đủ bằng chứng hoặc không chứng minh được hành vi phạm tội thì phải suy đoán theo hướng ngược lại. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội.

     
    Báo quản trị |  
  • #455629   01/06/2017

    Tại khoản 1 Điều 13 Hiến pháp 2013, quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”. Cụ thể hóa quan điểm tiến bộ này, Bộ luật tố tụng hình sự 2015, quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”. Theo điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đều được suy đoán vô tội.

    Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội

    Thứ nhất, không ai có thể bị coi là có tội khi tội phạm do họ thực hiện chưa được chứng minh theo đúng các quy định của BLTTHS năm 2015 và chưa được xác định bằng bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tức là, người bị buộc tội chỉ có thể bị coi là có tội khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Trong pháp luật hình sự, thuật ngữ “người bị buộc tội” dùng để chỉ người đã thực hiện hành vi được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm, hành vi của người đó đã cấu thành tội phạm

    Thứ hai, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Như vậy, đồng nghĩa với việc tại phiên toà bị cáo có quyền im lặng tức là không có nghĩa vụ phải trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử. BLTTHS năm 2015 tuy không quy định quyền im lặng của người bị bắt, bị tạm giam, của bị can, bị cáo thành một nguyên tắc riêng nhưng việc quy định “Người bị buộc tội được quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội” tại điểm d khoản 1 Điều 58; điểm c khoản 2 Điều 59; điểm d khoản 2 Điều 60 và điểm h khoản 2 Điều  61Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã mặc nhiên thừa nhận quyền im lặng của những người này. Để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội, trên cơ sở đó truy cứu, áp dụng trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được người bị buộc tội là người thực hiện hành vi phạm tội nào đó được quy định trong BLHS. Nếu không chứng minh được một người đã thực hiện tội phạm thì không thể kết tội người đó. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu hoạt động tố tụng không chứng minh được người đó đã thực hiện tội phạm thì không thể truy cứu, kết tội họ. Chứng minh tội phạm là một quá trình diễn ra ở cả ba giai đoạn điều tra - truy tố - xét xử. Ba giai đoạn này độc lập nhưng lại có cơ chế giám sát, chế ước, bổ sung cho nhau nhằm bảo đảm việc kết tội được chính xác, không làm oan người không phạm tội. Từng chủ thể của giai đoạn tố tụng phải có nghĩa vụ chứng minh tội phạm ở giai đoạn của mình phụ trách và chịu trách nhiệm về việc chứng minh đó.

    Thứ ba, bản kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra; cáo trạng của Viện kiểm sát và bản án kết tội của Tòa án phải dựa trên các chứng cứ khẳng định chắc chắn về hành vi khách quan, mối quan hệ nhân – quả, lỗi của người bị buộc tội trong việc thực hiện tội phạm cụ thể. Nếu ở giai đoạn tố tụng nào (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử) mà không thể thu thập được chứng cứ chứng minh tội phạm, không thể kết luận được những nội dung chủ yếu được quy định tại Điều 85 BLTTHS năm 2015, thì nếu như ở giai đoạn điều tra còn thì không ra kết luận điều tra, nếu ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát không quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, nếu ở giai đoạn xét xử thì Tòa án không kết tội bị cáo. Mọi nghi ngờ về lỗi của bị can, bị cáo nếu không thể loại trừ được theo trình tự, thủ tục do luật định và khi chưa có sự thống nhất trong việc giải thích, áp dụng các quy phạm pháp luật đều phải được giải quyết theo hướng có lợi cho họ. Nguyên tắc suy đoán vô tội đòi hỏi sự buộc tội phải dựa trên những chứng cứ xác thực không còn nghi ngờ. Mọi sự nghi ngờ đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đều phải được kiểm tra, chứng minh làm rõ. Nếu không chứng minh làm rõ được sự nghi ngờ thì sự nghi ngờ đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải được giải thích theo hướng có lợi cho họ. Tòa án phải hoàn toàn dựa trên cơ sở những chứng cứ được trình bày trước Tòa để đưa ra phán quyết.

    Như vậy nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc thể hiện rõ nhất về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết tại Liên Hợp Quốc.

    Cập nhật bởi KieuNga1109 ngày 01/06/2017 10:57:51 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #482887   21/01/2018

    ductho20995
    ductho20995

    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (113)
    Số điểm: 2920
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 53 lần


    Đây là một trong những nguyên tắc đặc trưng của Bộ Luật Hình sự, nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền như điều tra, công tố phải thật sự chính xác, phải có đầy đủ chứng cứ, phải chắc chắn 100% là đúng người đúng tội. Theo đó người có hành vi không cần chứng minh mình vô tội mà cơ quan công tố phải chứng mình là người bị buộc tội có tội.

     
    Báo quản trị |  
  • #482911   21/01/2018

    tuantulaw
    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Theo kiến thức của mình thì nguyên tắc suy đoán vô tội là nguyên tắc mà đương sự không phải chứng minh mình vô tội, họ vẫn vô tội cho đến khi nhận được quyết định , bản án của Toà án. Nó khác với suy đoán có lỗi trong dân sự.

     
    Báo quản trị |