Nguyên tắc phân công cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới

Chủ đề   RSS   
  • #609325 13/03/2024

    Nguyên tắc phân công cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới

    Hiện nay việc phân công cơ quan quản lý thuế đối với doanh nghiệp thành lập hoạt động về pháp luật được quy định thế nào? Nguyên tắc phân công cơ quan quản lý thuế cho doanh nghiệp thành lập mới ra sao?

    1. Nguyên tắc phân công cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới

    Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Thông tư 127/2015/TT-BTC quy định nguyên tắc phân công cơ quan Thuế trực tiếp quản lý đối với doanh nghiệp như sau:

    - Việc phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp được thực hiện trên Hệ thống Đăng ký thuế của Tổng cục Thuế và đồng thời với cấp mã số doanh nghiệp.

    Cơ quan thuế căn cứ thông tin của người nộp thuế trên hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp do Cơ quan Đăng ký kinh doanh truyền sang qua hình thức điện tử để thực hiện phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp.

    - Phù hợp với năng lực quản lý của cơ quan thuế các cấp, các quy định của Luật Ngân sách nhà nước về thẩm quyền quản lý, phân cấp nguồn thu tại địa phương và phù hợp với các quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành;

    - Phù hợp với tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm của từng địa phương, vùng, miền trên cả nước.

    Theo đó việc phân công cơ quan quản lý thuế đối với doanh nghiệp thành lập mới sẽ dựa trên 03 nguyên tắc trên.

    2. Những lưu ý khi xây dựng tiêu thức phân công cơ quan Thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới

    Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 127/2015/TT-BTC khi xây dựng tiêu thức phân công cơ quan Thuế quản lý đối với doanh nghiệp thành lập mới, cần lưu ý một số nội dung sau:

    1. Cục Thuế trực tiếp quản lý đối với các doanh nghiệp:

    - Doanh nghiệp nhà nước.

    Riêng doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước, Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để đề xuất phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp;

    - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp dự án BOT, BTO, BT do nhà đầu tư thành lập để thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý công trình dự án và để thực hiện dự án khác theo quy định của pháp luật về đầu tư;

    - Doanh nghiệp hạch toán toàn ngành, doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn (như thủy điện, bưu chính, viễn thông, xây dựng cơ bản...); doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn; doanh nghiệp có số thu ngân sách được phân bố cho nhiều địa bàn cấp tỉnh hoặc nhiều địa bàn cấp huyện trên cùng tỉnh, thành phố được thụ hưởng theo quy định của pháp luật;

    - Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh đặc thù, có tính chất pháp lý phức tạp như: hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản, kế toán, kiểm toán, hoạt động pháp luật, khai khoáng. Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và các nguyên tắc phân công quản lý thuế nêu tại khoản 1 Điều Điều 3 Thông tư 127/2015/TT-BTC để đề xuất phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp;

    2. Chi cục Thuế trực tiếp quản lý các doanh nghiệp còn lại có địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn cấp huyện.

    Theo đó để phân cơ quan quản lý thuế đối với doanh nghiệp hoạt động pháp luật Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và các nguyên tắc phân công quản lý thuế nêu tại khoản 1 Điều Điều 3 Thông tư 127/2015/TT-BTC để đề xuất phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp

    3. Các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế cảnh báo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

    Căn cứ Điều 4Thông tư 127/2015/TT-BTC quy định các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế cảnh báo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp gồm:

    - Cá nhân là người quản lý doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, đã bị cơ quan Thuế chuyển cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự và pháp luật về thuế.

    - Doanh nghiệp có cá nhân là “người quản lý doanh nghiệp” hoặc thành viên của Hội đồng thành viên, thành viên của Hội đồng quản trị hoặc thành viên hợp danh mà trước đó các cá nhân này là Chủ doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân); Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần); thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh) và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đã bị cơ quan thuế thông báo doanh nghiệp không còn kinh doanh ở địa chỉ đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước.

    - Doanh nghiệp thành lập trái với các quy định của Luật Doanh nghiệp như: cá nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh thì không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân và ngược lại; thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác.

    Theo đó nếu thuộc 03 trường hợp như trên sẽ bị cảnh báo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

     
    358 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận