Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ?

Chủ đề   RSS   
  • #610837 22/04/2024

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ?

    Ngày 19 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 43/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

    Trong đó, Các cấp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” “Nghệ nhân ưu tú”  trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ được quy định như sau

    Nghề thủ công mỹ nghệ là gì?

    Theo Điều 3 Nghị định 43/2024/NĐ-CP Nghề thủ công mỹ nghệ là nghề có tính lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; các sản phẩm, tác phẩm làm ra có tính chất văn hóa, mỹ thuật, thủ công; việc sản xuất, chế tác sản phẩm, tác phẩm đều bằng tay hoặc phần quyết định chất lượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm vẫn làm bằng tay.

    Các cấp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

    Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được thành lập ở từng cấp Hội đồng, theo từng lần xét tặng, các Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

    Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 43/2024/NĐ-CP Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” có nhiệm vụ  tổ chức việc xét tặng bảo đảm đúng quy định  cho cá nhân là người Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ; công khai danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng và kết quả xét chọn trên các phương tiện truyền thông; hoàn chỉnh hồ sơ xét tặng, trình Hội đồng có thẩm quyền; xem xét, giải quyết các kiến nghị liên quan đến việc xét tặng.

    Thành phần Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và Ủy viên Hội đồng là các đại diện đơn vị quản lý lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan và các cá nhân có uy tín, am hiểu chuyên môn về nghề thủ công mỹ nghệ, nghệ nhân.

    Theo khoản 2 Điều  8 Nghị định 43/2024/NĐ-CP có 3 cấp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”

    + Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Hội đồng cấp tỉnh);

    + Hội đồng chuyên ngành cấp bộ;

    + Hội đồng cấp Nhà nước.

    Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” làm việc theo nguyên tắc

    Theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 43/2024/NĐ-CP Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” làm việc theo nguyên tắc Dân chủ, công khai, bỏ phiếu kín;

    Cuộc họp của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được tổ chức khi có ít nhất 75% tổng số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ủy quyền. Tổ thư ký có trách nhiệm lấy ý kiến thành viên Hội đồng vắng mặt bằng Phiếu bầu theo Mẫu số 07, Mẫu số 08 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 43/2024/NĐ-CP 

    Hội đồng cấp Nhà nước chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng chuyên ngành cấp bộ trình, Hội đồng chuyên ngành cấp bộ chỉ xét các hồ sơ do Hội đồng cấp tỉnh trình; không xét các hồ sơ không đúng quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng;

    Hội đồng cấp tỉnh trình Hội đồng chuyên ngành cấp bộ, Hội đồng chuyên ngành cấp bộ trình Hội đồng cấp Nhà nước, Hội đồng cấp Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ danh sách cá nhân đạt từ 90% số phiếu thành viên Hội đồng đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng;

    Cá nhân đang là đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” không tham gia Hội đồng các cấp;

    Trong một kỳ xét tặng, thành viên Hội đồng cấp tỉnh không đồng thời là thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp bộ, Hội đồng cấp Nhà nước.

    Trên đây là một số quy định mới về nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc, ... của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ theo Nghị định 43/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/06/2024.

     

     
    161 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận