Nguyên tắc giải quyết vụ, việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng

Chủ đề   RSS   
  • #434019 19/08/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 121 lần


    Nguyên tắc giải quyết vụ, việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng

    Để giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự, những tranh chấp pháp sinh nhưng chưa có điều luật để áp dụng thì Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã cho phép Tòa án áp dụng tập quán hoặc áp dụng tương tự pháp luật và áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết; từ đó sẽ giải quyết được triệt để các tranh chấp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. 

    Theo đó, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung một điểm mới tại Điều 45 quy định về nguyên tắc giải quyết vụ, việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng như sau: 

    Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự năm 2015.

    Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự này, các đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng. Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật Dân sự. 

    Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự (khoản 1 Điều 45).

    Tập quán áp dụng phải là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. 

    Về việc áp dụng tương tự pháp luật được Tòa án thực hiện để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của BLDS năm 2015 và khoản 1 Điều này. 

    Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự (khoản 2 Điều 45).

    Trường hợp Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của BLDS năm 2015, khoản 1 và khoản 2 Điều này. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự. Còn án lệ sẽ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố. Đối với lẽ công bằng thì được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó (khoản 3 Điều 45). 

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    4124 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận