Nguyên tắc chung trong việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án

Chủ đề   RSS   
  • #560998 26/10/2020

    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Nguyên tắc chung trong việc áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án

    Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ là một trong 06 biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008. Để đảm bảo việc cưỡng chế thi hành án có hiệu quả và đúng pháp luật, việc áp dụng các biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án được áp dụng theo một số nguyên tắc sau đây:

    Một là mọi tài sản của người phải thi hành án đều có thể bị kê biên để thi hành án trừ những tài sản không được kê biên theo quy định của pháp luật, các tài sản thuộc sở hữu riêng, tài sản sở hữu chung với người khác, kể cả quyền sử dụng đất hoặc tài sản đang được người khác giữ.

    Hai là người phải thi hành án có quyền thỏa thuận với người được thi hành án về tài sản được kê biên để đảm bảo thi hành án. Nếu hai bên không thỏa thuận được, người phải thi hành án có quyền đề nghị Chấp hành viên kê biên tài sản nào trước và Chấp hành viên phải chấp nhận đề nghị đó nếu xét thấy việc đề nghị đó không cản trở việc thì hành án.

    Ba là để đảm bảo cuộc sống bình thường của người phải thi hành án và những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng, Điều 87 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định một số tài sản của người phải thi hành án không được kê biên. Đó là những tài sản để đảm bảo điều kiện sống tối thiểu cho người phải thi hành án và người họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, hay những tài sản liên quan đến lợi ích công cộng, quốc phòng an ninh.

     
    3311 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn katkumhat vì bài viết hữu ích
    namanh811410 (29/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #561019   26/10/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Như bạn có trình bày thì "Một là mọi tài sản của người phải thi hành án đều có thể bị kê biên để thi hành án trừ những tài sản không được kê biên theo quy định của pháp luật, các tài sản thuộc sở hữu riêng, tài sản sở hữu chung với người khác, kể cả quyền sử dụng đất hoặc tài sản đang được người khác giữ". Bạn có thể chia sẽ thêm thông tin về những tài sản không kê biên để mọi người hiểu rõ hơn có được không? 
     
     
    Báo quản trị |  
  • #561021   26/10/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Điều 87 Luật thi hành án dân sự 2008 có quy định tài sản không được kê biên như sau:

    Thứ nhất, tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.

    Thứ hai, tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:

    - Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;

    - Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;

    - Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;

    - Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;

    - Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;

    - Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.

    Thứ ba, tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

    - Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;

    - Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;

    - Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

     
    Báo quản trị |