Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #513682 14/02/2019

    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự

    Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lí do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần dân tộc, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau.

    Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ dân sự là nguyên tắc có ý nghĩa, vị trí rất quan trọng của pháp luật dân sự. Khi xem xét nguyên tắc này cần lưu ý là, vì đây là nguyên tắc cơ bản nên việc áp dụng nó không chỉ giới hạn trong giao dịch dân sự, hợp đồng mà trong các giao dịch dân sự nói chung, được thể hiện ở chính phương pháp điều chỉnh của luật dân sự, ở việc công nhận các chủ thể có năng lực pháp luật dân sự như nhau, bình đẳng trong việc hưởng các quyền dân sự theo luật định. Đây cũng chính là nguyên tắc tiền đề được cụ thể hóa trong nhiều nghành luật khác có quan hệ mật thiết với pháp luật dân sự, chẳng hạn nguyên tắc bình đẳng của các doanh nghiệp, nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động thương mại (Điều 10 của Luật thương mại 2005),….

    Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ dân sự được áp dụng đối với mọi chủ thể của quan hệ dân sự, kể cả giữa cơ quan nhà nước với cá nhân trong quan hệ dân sự. Chẳng hạn khi mua bán văn phòng phẩm, bồi thường thiệt hại do viên chức gây ra khi thi hành công vụ thì cơ quan nhà nước không được hưởng quy chế của cơ quan công quyền như trong pháp luật hành chính là chủ thể bình đẳng với các chủ thể khác.

    Cũng giống như trong mọi lĩnh vực khác, bình đẳng trong quan hệ dân sự không có nghĩa là ngang bằng, cào bằng. Trong một số trường hợp do ý nghĩa xã hội của vấn đề mà Bộ luật dân sự quy định những lợi thế, ưu tiên nhất định cho đối tượng tham gia quan hệ dân sự.

    Theo nghĩa rộng, việc vi phạm nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ dân sự sẽ bị xử lí bằng các quy định bảo vệ quyền nhân thân, bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm phạm tính mạng, sức khỏe. Riêng đối vơi giao dịch dân sự và hợp đồng, nếu vi phạm nguyên tắc này thì theo yêu cầu của bên bị thiệt hại, giao dịch dân sự đó có thể bị vô hiệu.

     
    14963 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangthingochuong vì bài viết hữu ích
    QNU (03/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513689   14/02/2019

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Mình hoàn toàn đồng ý với bạn về nhận định: bình đẳng không có nghĩa là cào bẳng. Bởi ngay từ khi sinh ra mỗi chủ thể đã tồn tại năng lực, bản chất khác nhau, không thể có khái niệm giống nhau 100%. Pháp luật chỉ có thể hạn chế sự khác biệt đó, tạo ra những quy định để bảo vệ bên được cho là yếu thế hơn.

     
    Báo quản trị |