Người vượt xe sai quy định mà xảy ra tai nạn thì người có liên quan có phải bồi thường?

Chủ đề   RSS   
  • #604890 21/08/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Người vượt xe sai quy định mà xảy ra tai nạn thì người có liên quan có phải bồi thường?

    Trong trường hợp mà người vượt xe bên phải xe phía trước có được xem là không? Nếu xảy ra tai nạn nhưng người bị thương nặng là người vượt xe thì người có liên quan có phải bồi thường hay không?
     
    boi-thuong-trong-tai-nan-giao-thong
     
    1. Vượt xe như thế nào là đúng quy định?
     
    Căn cứ Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định vượt xe đúng quy định được thực hiện như sau:
     
    - Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
     
    - Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
     
    - Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
     
    - Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
     
    + Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
     
    + Khi xe điện đang chạy giữa đường;
     
    + Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
     
    - Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
     
    + Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008.
     
    + Trên cầu hẹp có một làn xe;
     
    + Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
     
    + Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
     
    + Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
     
    + Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
     
    Do đó, trong điều kiện thông thường thì xe không được vượt phía bên phải, nhưng nếu trường hợp xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; xe điện đang chạy giữa đường; xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
     
    2. Có phải bồi thường cho bên có lỗi hay không?
     
    Căn cứ Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 hướng dẫn nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong trường hợp xảy ra tai nạn vượt xe không đúng quy định như sau:
     
    - Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
     
    - Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
     
    - Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
     
    - Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
     
    - Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
     
    Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 3 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP bên bị thiệt hại có một phần lỗi đối với thiệt hại xảy ra thì không được bồi thường thiệt hại tương ứng với phần lỗi đó.
     
    Ví dụ: A và B cùng lái ô tô tham gia giao thông, xảy ra tai nạn do đâm va vào nhau dẫn đến A bị thiệt hại 100.000.000 đồng. Cơ quan có thẩm quyền xác định A và B cùng có lỗi với mức độ lỗi của mỗi người là 50%. Trường hợp này, B phải bồi thường 50.000.000 đồng cho A (50% thiệt hại).
     
    Như vậy, trường hợp mà bên có lỗi vượt xe mà bị thiệt hại nặng do va chạm dẫn đến xảy ra tai nạn thì bên có liên quan trong vụ tai nạn chỉ chịu 50% số lượng thiệt hại. 
     
    765 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận