NGƯỜI VIỆT NÊN HỌC CÁCH SỬ DỤNG DỊCH VỤ

Chủ đề   RSS   
  • #373497 11/03/2015

    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    NGƯỜI VIỆT NÊN HỌC CÁCH SỬ DỤNG DỊCH VỤ

    Không xét tới ai đúng ai sai trong “Vụ án luật gia thắng kiện thân chủ 55 tỷ đồng bị kháng nghị”, mình đặt câu hỏi rằng: “Liệu đã đến lúc người Việt nên học cách sử dụng dịch vụ?”. Mình xin đơn cử hai ví dụ thế này.

    Chuyện thứ 1: Mẹ mình đăng ký BHYT ở một bệnh viên công, mình thì đăng ký ở một phòng khám đa khoa tư nhân. Mỗi lần khám bệnh thì gần như mẹ chẳng mất đồng nào còn mình phải trả 45.000 đồng/khám. Mẹ luôn bảo mình sao không đăng ký bệnh viện công cho tiết kiệm, đã tốn tiền mua BH còn phải trả tiền khám. Nhưng mình nghĩ thế này, mình đi làm từ thứ 2 đến thứ 7, 8h đến 17h30. Như vậy, mỗi khi mình muốn đi khám bệnh đồng nghĩa mình phải xin nghỉ làm. Rồi đi khám thì chờ đợi, từ khâu gặp bác sĩ để chẩn bệnh cho tới lấy thuốc. Chưa kể mỗi khi thấy mình đưa BH ra là mặt mày khó chịu, trả lời cộc lốc. Còn phòng khám đa khoa kia thì có khám cả sáng chủ nhật, phòng máy lạnh mát mẻ, nhân viên lịch sự tận tình,bác sĩ cũng chu đáo. Nói là tốn kém hơn nhưng thực sự mình chưa bao giờ trả quá 200.000 đồng cho việc khám bệnh và thuốc men.

    Chuyện thứ 2: Thầy dạy môn Luật Doanh nghiệp kể ngày xưa thấy đi đăng ký kinh doanh, nghĩ rằng mình là người rõ luật nên chẳng cần nhờ vả tới ai. Nhưng khi đi đăng ký mới thấy thực trạng phải chờ đợi rồi rườm rà các bước. Sau đó, thầy thuê cò để làm dùm với giá 2 triệu, vì trong thời gian đó thầy có để kiếm được một số tiền nhiều hơn.

    Từ 2 câu chuyện trên, mình thấy người Việt luôn có suy nghĩ rằng “tốn tí thời gian nhưng nó tiết kiệm” hoặc “tự mình làm cho nó rẻ”. Suy nghĩ thế cũng hợp lý khi điều kiện kinh tế của dân mình còn thấp. Nhưng có bao giờ nghĩ rằng việc tự mình giải quyết, bỏ công bỏ sức bỏ thời gian lại gây thiệt hại nhiều hơn?

     Do không có thói quen sử dụng dịch vụ, nên khi cần dùng tới thì luôn cho rằng người cung cấp dịch vụ chặt chém, thách giá…  Khi gặp rắc rối, họ cuống quít lên để nhận sự trợ giúp, đồng ý với mọi điều kiện, miễn là giành lại quyền lợi. Nhưng tới khi quyền lợi của mình đã được bảo vệ thì lại quay sang tính toán thiệt hơn với người đã hỗ trợ mình.

     Mình xin kết thúc bài viết này bằng một câu nói mà mình từng được nghe: “Nghề Luật sư ở Việt Nam thực chất là nghề hốt rác xã hội. Khi mọi thứ bung bét cả lên người ta mới nhờ đến họ.”

    Cập nhật bởi honhu ngày 11/03/2015 01:34:56 CH
     
    4481 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #373782   12/03/2015

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Thì cũng kiểu như "có bệnh mới tìm đến bác sỹ" còn không chẳng bao giờ chịu đi khám sức khỏe định kỳ. 

    Mình lúc trước cũng giống như ông thầy của bạn, cứ nghĩ mình học luật biết luật nên tự mình đi làm cuối cùng mệt mỏi mà mua đủ thứ chuyện bực mình vào người. Bây giờ thay đổi quan điểm, nhờ học luật, biết luật nên mình "định giá" được cái thủ tục này chi phí sẽ là bao nhiêu rồi nhờ người khác làm giùm (đỡ bị chặt chém), vừa khỏi bực bội, vừa nhanh, vừa an tâm để dành thời gian đi làm thuê kiếm xiền... 

    Túm lại là đừng vỗ ngực xưng tên, Việt Nam có câu là: "đất có thổ công, sông có hà bá", nhiều luật sư tên tuổi cãi mấy vụ quốc tế thắng nhưng ở huyện gặp ông thẩm phán với luật sư địa phương vẫn thua trắng bụng là chuyện phình phường.

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    ntdieu (12/03/2015)