Người sử dụng lao động có được đòi lại tiền lương hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #581685 25/03/2022

    casper.ngo

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:25/03/2022
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Người sử dụng lao động có được đòi lại tiền lương hay không?

    Chào mọi người, cảm ơn mọi người đã quan tâm đến chủ đề này. Em có thắc mắc như sau mong mọi người giải đáp giúp. Em xin cảm ơn!

    Em làm ở một công ty công nghệ, ở đây có chương trình đào tạo thực tập sinh. Mỗi thực tập sinh khi vào công ty sẽ phải ký kết một hợp đồng đào tạo (hợp đồng không nêu rõ lộ trình học); sau khi kết thúc đào tạo thì thực tập sinh sẽ phải cam kết làm việc tại công ty tối thiểu 2 năm. Nếu không cam kết làm việc hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn 2 năm sẽ phải bồi thưởng những khoản chi phí sau:

    - Chi phí đào tạo: 30.000.000đ

    - Tất cả các khoản phụ cấp và chi phí thi chứng chỉ trong thời gian đào tạo (2 tháng)

    - 50% tổng số lương thực nhận của tất cả các tháng làm việc chính thức

    Không biết như thế này khi thực tập sinh chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phía công ty có cơ sở gì để phạt không hay đó chỉ là những điều khoản đưa ra để ràng buộc về tâm lý đối với thực tập sinh? Em xin cảm ơn!

     
    287 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn casper.ngo vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/06/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #585200   10/06/2022

    huyen.tuvanluat
    huyen.tuvanluat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2020
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Người sử dụng lao động có được đòi lại tiền lương hay không?

    Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi. Đối với trường hợp của bạn, mình có ý kiến như sau:

    Thứ nhất, về việc đào tạo Bộ luật lao động quy định như sau:

    Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

    1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

    Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

    2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Nghề đào tạo;

    b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

    c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

    d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

    đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

    e) Trách nhiệm của người lao động.

    3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

    Điều 40 Bộ luật lao động 2019 quy định người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 

    "Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này." 

    Như vậy trong trường hợp bạn có ký hợp đồng đào tạo với công ty theo đúng quy định về hợp đồng đào tạo thì khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ phải hoàn trả tiền cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

    Gửi bạn tham khảo.

    Trân trọng !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huyen.tuvanluat vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/06/2022)
  • #585202   10/06/2022

    trinh16399
    trinh16399
    Top 500
    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 9 lần


    Người sử dụng lao động có được đòi lại tiền lương hay không?

    Như thông tin bạn cung cấp thì bạn và công ty của bạn đã ký kết hợp đồng đạo tạo, quy định rõ điều kiện sau đào tạo và mức bồi thường nếu bên người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tại, nhưng lại không quy định rõ lộ trình học, ngoài ra không còn thêm thông tin gì khác. Theo Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định như sau:

    “Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

    1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

    Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

    2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Nghề đào tạo;

    b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

    c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

    d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

    đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

    e) Trách nhiệm của người lao động.

    3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.”.

    Như vậy căn cứ theo khoản 2 Điều 62 bộ luật lao động thì lộ trình đào tạo không phải là nội dung chủ yếu cần có trong hợp đồng đào tạo nên nó không gây ảnh hưởng đến giá trị có hiệu lực của hợp đồng này. Ngoài ra những chi phí mà phí công ty yêu cầu bồi thường đều là những chi phí đào tạo theo khoản 3 Điều 62 cho nên hợp đồng trên không hề vi phạm quy định của pháp luật lao động.

    Trường hợp khi thực tập sinh kết thúc hợp đồng trước thời hạn (đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo) thì pháp luật có quy định như sau:

    - Trường hợp 1: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp

    BLLĐ năm 2019 không đặt ra trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

    Tuy nhiên, khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục và nghề nghiệp 2014 lại quy định:

    "Người tốt nghiệp các khoá đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo."

    Theo đó, người lao động vẫn có trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động nếu không làm việc theo đúng thời gian đã cam kết.

    - Trường hợp 2: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    Theo quy định tại Điều 40 BLLĐ năm 2019, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:

    “Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Không được trợ cấp thôi việc.

    2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”.

    Do đó, trong trường hợp này, người lao động cũng phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

    Có thể thấy, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải có trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo dù đúng luật hay trái luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trinh16399 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/06/2022)
  • #585323   14/06/2022

    thaophuongg24
    thaophuongg24

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:14/03/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Người sử dụng lao động có được đòi lại tiền lương hay không?

    Trả lời:

    Điều 62 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề như sau:

    “Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

    1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

    Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

    2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Nghề đào tạo;

    b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

    c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

    d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

    đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

    e) Trách nhiệm của người lao động.

    3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.”.

    Theo đó, lộ trình đào tạo không phải là nội dung chủ yếu cần có trong hợp đồng đào tạo nên nó không gây ảnh hưởng đến giá trị có hiệu lực của hợp đồng này. Ngoài ra những chi phí mà phí công ty yêu cầu bồi thường đều là những chi phí đào tạo theo khoản 3 Điều 62 cho nên hợp đồng trên không vi phạm quy định của pháp luật lao động.

    Trường hợp khi thực tập sinh kết thúc hợp đồng trước thời hạn (đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo) thì pháp luật có quy định như sau:

    - Trường hợp 1: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp

    Bộ luật Lao động năm 2019 không đặt ra trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

    Tuy nhiên, khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục và nghề nghiệp năm 2014 lại quy định:

    “Điều 61. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn của người học

    2. Người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.”

    Theo đó, người lao động vẫn có trách nhiệm bồi hoàn chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động nếu không làm việc theo đúng thời gian đã cam kết.

    - Trường hợp 2: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật như sau:

    “Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Không được trợ cấp thôi việc.

    2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”.

    Do đó, trong trường hợp này, người lao động cũng phải bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động. 

    Như vậy, có thể thấy, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải có trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo.

     
    Báo quản trị |