Có những chính sách gì hỗ trợ người sau cai nghiện? Thủ tục đề nghị quản lý sau cai nghiện ma túy như thế nào? Chế độ của viên chức, người lao động làm việc trong cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm những gì? Sau đây sẽ là phần giải đáp cho những thắc mắc trên.
(1) Người sau cai nghiện được hưởng những chính sách hỗ trợ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 80 Nghị định 116/2020/NĐ-CP, các cá nhân sau cai nghiện ma túy sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ như sau:
- Đối với người từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi, có nguyện vọng tiếp tục đi học ở các bậc học phổ thông tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì sẽ được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. Các thủ tục miễn giảm được thực hiện theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
- Trường hợp tham gia đào tạo nghề nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo theo quy định của pháp luật về đào tạo nghề ngắn hạn.
- Được vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, được ưu tiên đăng ký tham gia chính sách việc làm công theo quy định của pháp luật về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
Mức vay vốn nêu trên sẽ được căn cứ dựa theo tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND cấp tỉnh sử dụng các nguồn tín dụng khác để hỗ trợ cho vay ưu đãi.
Đồng thời, tại quy định cũng nêu rõ Chủ tịch UBND cấp xã tại nơi người sau cai nghiện có yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ người sau cai nghiện hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị theo quy định của pháp luật.
Ngoài những quy định nêu trên, người sau cai nghiện còn được hỗ trợ tư vấn, giúp đỡ, phòng, chống tái nghiện ma túy theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 Nghị định 116/2020/NĐ-CP như sau:
- Được giúp đỡ, phòng, chống tái nghiện ma túy trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy.
- Được tư vấn, trợ giúp về tâm lý, các thủ tục pháp lý như đăng ký cư trú, làm căn cước công dân, cấp phiếu lý lịch tư pháp,...Tạo các điều kiện cần thiết khác giúp người sau cai nghiện ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện.
- Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức xét nghiệm chất ma túy đối với người sau cai nghiện ma túy.
Như vậy, người sau cai nghiện sẽ được hưởng những chính sách hỗ trợ liên quan đến đào tạo nghề nghiệp, vay vốn, hoàn thiện hồ sơ. Ngoài ra, trường hợp người sau cai nghiện từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi có nguyện vọng tiếp tục đi học thì còn được hỗ trợ học tập theo quy định.
(2) Thủ tục đề nghị quản lý sau cai nghiện ma túy như thế nào?
Theo quy định tại Điều 77 Nghị định 116/2021/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục đề nghị quản lý sau cai nghiện gồm các bước như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trình báo của người hoàn thành cai nghiện tự nguyện hoặc hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc đã hoàn thành cai nghiện bắt buộc thì Chủ tịch UBND cấp xã cùng với sự giúp đỡ của Công an cấp xã nơi người sau cai nghiện cư trú phải lập hồ sơ, đưa vào danh sách quản lý sau cai nghiện ma túy.
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị của Trưởng cơ quan Công an cấp xã gửi Chủ tịch UBND cùng cấp theo Mẫu số 50 Phụ lục II Nghị định 116/2021/NĐ-CP.
https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/19/van-ban-de-nghi.doc Mẫu số 50
+ Bản lý lịch tóm tắt của người bị đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện theo Mẫu số 30 Phụ lục II Nghị định 116/2021/NĐ-CP kèm theo các giấy xác nhận đã hoàn thành cai nghiện liên quan.
https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/19/ban-ly-lich-tom-tat.doc Mẫu số 30
(3) Chế độ của viên chức, người lao động làm việc trong cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 76 Nghị định 116/2020/NĐ-CP trường hợp làm việc trong cơ sở cai nghiện bắt buộc thì viên chức, người lao động được hưởng những chế độ như sau:
- Được hưởng trợ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi theo nghề theo quy định tại Nghị định 26/2016/NĐ-CP.
- Trường hợp nhân sự được điều động bởi cơ quan công an, y tế đến làm việc, hỗ trợ từ 06 tháng trở lên thì được hưởng các chế độ tương tự như đã nêu trên.
- Về trang phục (được hướng dẫn bởi Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH):
STT
|
Tên trang phục
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Niên hạn (năm)
|
1
|
Quần áo thu đông
|
Bộ
|
2
|
2
|
2
|
Quần áo xuân hè
|
Bộ
|
2
|
1
|
3
|
Áo khoác ngoài mùa đông (Áp dụng đối với các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra miền Bắc)
|
Cái
|
1
|
3
|
4
|
Áo sơ mi
|
Cái
|
2
|
1
|
5
|
Giày da
|
Đôi
|
1
|
1
|
6
|
Biển tên
|
Cái
|
1
|
Cấp lần đầu và cấp khi thay đổi thông tin.
|
7
|
Mũ cứng
|
Cái
|
1
|
2
|
8
|
Mũ mềm
|
Cái
|
1
|
1
|
9
|
Dây lưng
|
Cái
|
1
|
3
|
10
|
Quần áo mưa
|
Bộ
|
1
|
3
|
11
|
Bộ cấp hiệu
|
Bộ
|
1
|
Cấp lần đầu và cấp khi thay đổi thông tin.
|
Bên cạnh đó, Thông tư 29/2022/TT-BLĐTBXH cũng quy định đối với những trường hợp bị hư hỏng hoặc mất mát do nguyên nhân khách quan thì được cấp bổ sung. Đồng thời, các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển công tác khác mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn thì không phải thu hồi.