Người nước ngoài là cha của công dân Việt Nam có thể nhập cảnh, cư trú lâu dài tại Việt Nam không?

Chủ đề   RSS   
  • #616920 Cách đây 14 giờ, 31 phút

    phucpham2205
    Top 50
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1215)
    Số điểm: 21831
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 425 lần


    Người nước ngoài là cha của công dân Việt Nam có thể nhập cảnh, cư trú lâu dài tại Việt Nam không?

    Trường hợp một người Việt Nam có cha là người nước ngoài thì có thể làm thủ tục nhập cảnh, cư trú lâu dài tại Việt Nam không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    (1) Người nước ngoài là cha của công dân Việt Nam có thể nhập cảnh, cư trú lâu dài tại Việt Nam không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các quyền sau đây:

    - Cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp tại Việt Nam được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực hoạt động.

    - Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được mời, bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm.

    - Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được bảo lãnh cha, mẹ, vợ, chồng, con là người nước ngoài xin thường trú hoặc xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.

    Theo đó, trường hợp người con nếu đang thường trú trong nước thì được quyền bảo lãnh cho bố đẻ là người nước ngoài nhập cảnh, cư trú lâu dài tại Việt Nam. 

    Tuy nhiên, tại đây cũng cần lưu ý, người con trong trường hợp này phải có đủ khả năng để thực hiện các trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

    (2) Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hiện nay thế nào?

    Điều 16 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 có quy định về thủ tục bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh như sau:

    - Người nước ngoài không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

    - Trước khi làm thủ tục phải gửi văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kèm theo hồ sơ, bao gồm:

    + Bản sao có chứng thực giấy phép hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức.

    + Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của tổ chức.

    Lưu ý: Việc thông báo chỉ thực hiện 01 lần, khi có sự thay đổi nội dung trong hồ sơ phải thông báo bổ sung.

    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

    - Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.

    - Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 18 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

    Trong thời hạn 12 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 18 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

    - Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.

    - Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài được lựa chọn gửi văn bản đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài và nhận kết quả trả lời qua giao dịch điện tử tại Cổng thông tin điện tử về xuất nhập cảnh nếu đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16b Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

    Theo đó, hiện nay, việc mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.

     
    18 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận