Người nước ngoài gây tai nạn giao thông

Chủ đề   RSS   
  • #554003 31/07/2020

    Người nước ngoài gây tai nạn giao thông

    Cảnh sát giao thông cấp nào thì xử lý các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến người nước ngoài. Cụ thể là người nước ngoài gây tai nạn chết người và người làm chứng thì có giá trị như thế nào trong các vụ tai nạn giao thông. Xin được giải đáp.

     
    2247 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #554010   31/07/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Tai nạn vấn đề không của riêng ai

    Về vấn đề người nước ngoài gây tai nạn giao thông theo quan điểm cá nhân của mình thì: Người trong nước hay người nước ngoài nếu vi phạm luật giao thông gây tai nạn cũng cần xử lý thật nặng nhằm mục đích răn đe và đòi lại sự công bằng cho những người bị  tai nạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #554044   31/07/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Chào bạn, khi người nước ngoài, tham gia giao thông mà gây tai nạn để truy cứu trách nhiệm đối với họ cần xem xét ở các góc độ:

    - Trường hợp 1, người này là người có thân phận ngoại giao hoặc thân nhân của người có thân phận ngoại giao: 

    Điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư liên ngành số 01/TTLN có quy định như sau:
     
    “a. Những người có thân phận ngoại giao, (có hộ chiếu ngoại giao) làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, các cơ quan đại diện nước ngoài khác tại Việt Nam và các thành viên gia đình họ cùng sống chung với họ tại Việt Nam, những người có thân phận ngoại giao của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, Quốc hôi, Nhà nước đến thăm nước ta, những người khác có thân phận ngoại giao, kể cả đại diện các tổ chức quốc tế và thành viên gia đình họ sống chung tại Việt Nam và không có Quốc tịch Việt Nam được Nhà nước ta cho hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
     
    Những người này được hưởng quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do họ gây ra. Tuy nhiên họ phải tôn trọng luật lệ của Nhà nước ta, kể cả luật lệ về giao thông đường bộ, phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.”
     
    Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 cũng quy định:
     
    2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”
     
    => Như vậy, trong trường hợp này, nếu người đó là người có thân phận ngoại giao hoặc thân nhân của người có thân phận ngoại giao thì họ chỉ phải đền bù vật chất đối với người bị thiệt hại.
     
    - Trường hợp 2: người này là nhân viên hành chính, nhân viên phục vụ của cơ quan đại diện nước ngoài hoặc thành viên gia đình của những người này:
     
    Điểm b khoản 1 Điều 1 Thông tư liên ngành số 01/TTLN quy định:
     
    “b. Nhân viên hành chính - kỹ thuật, nhân viên phục vụ của các cơ quan đại diện nước ngoài và các cơ quan nước ngoài khác đã nêu ở điểm a và thành viên gia đình họ không có quốc tịch Việt Nam, và cùng sống với họ tại Việt Nam, các thành viên không có thân phận ngoại giao của các đoàn đại biểu.
     
    Những người này chỉ được miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do họ gây ra tại Việt Nam trong khi thi hành công vụ, nhưng không được miễn trừ xét xử về dân sự và xử lý về hành chính khi không thi hành công vụ, phải có trách nhiệm đền bù vật chất đối với các vụ tai nạn giao thông do họ gây ra.”
     
    => Trong trường hợp này, nếu họ trong thời gian thi hành công vụ thì họ sẽ đươc miễn trừ ngoại giao như trường hợp trên và phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại như trường hợp 1.
     
    - Trường hợp 3: người này là đối tượng khác không thường trú tại Việt Nam:
     
    Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Thông tư liên ngành số 01/TTLN có quy định:
     
    c. Những người nước ngoài khác không thường trú tại Việt Nam: Nhà kinh doanh, chuyên gia, học sinh, sinh viên công tác, du lịch tại Việt Nam... Đối với các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng do họ gây ra, áp dụng các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta và Nhà nước họ đã ký với nhau hoặc tham gia (hiệp định lãnh sự, hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật v.v...) hoặc áp dụng luật pháp của ta.”
     
    => Trường hợp này cần xác định xem Việt Nam và nước mà người đó là công dân có tham gia hoặc ký kết điều ước quốc tế nào về vấn đề này không? Nếu có thì áp dụng theo điều ước quốc tế, nếu không có thì áp dụng pháp luật Việt Nam như trường hợp 4.
     
    - Trường hợp 4: người này cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam: Về trường hợp này người này sẽ bị xử lý như công dân Việt Nam vi phạm.
     
     
     
    Báo quản trị |