Người lao động vi phạm kỷ luật

Chủ đề   RSS   
  • #468725 25/09/2017

    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


    Người lao động vi phạm kỷ luật

     Công ty mình đang có trường hợp này mong mọi người tư vấn giúp:

    Ngày 20/4/2017, người lao động bị phát hiện làm mất hồ sơ của Công ty (Hợp đồng mua bán 2 căn hộ tại time city - giá trị hai căn hộ là 7 tỷ) chưa có biện pháp khắc phục. Công ty đang chờ làm lại/ xin lại dự kiến mất tầm 2 tháng nữa mới xong

     

    Tham chiếu nội quy lao động của Công ty, người lao động này đã vi phạm hình thức kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương và phải đền bùi một phần hoặc toàn bộ thiệt hại theo giá thị trường do làm mất tài sản của Công ty. 

    Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định được chi phí do Công ty phải làm lại hồ sơ (xin cấp sổ đỏ cho 2 căn hộ) nên Phòng Nhân sự đề xuất sẽ thực hiện các thủ tục sau khi có kết luận của các bên về mức độ thiệt hại.

     

    1.       Trường hợp người lao động xin nghỉ việc thời điểm này thì có được phép không?(người lao động đang chờ xử lý kỷ luật lao động và đền bù trách nhiệm vật chất)

     

    2.        Nếu có thì Công ty cần làm các thủ tục gì để giải quyết kỷ luật lao động và đền bù vật chất do người lao động gây ra (khoảng 2 tháng nữa mới biết được giá trị vật chất phải đền bù).

     

    Người lao động đang ký HĐLĐ xác định thời hạn 36 tháng, hết hạn ngày 31/12/2018

     

    Cập nhật bởi myduyen1312 ngày 25/09/2017 09:59:26 CH

    be positive always

     
    3691 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #468728   25/09/2017

    Chào bạn,

    Thứ nhất, tôi thấy không có quy định nào cấm người lao động nghỉ việc trong thời gian đang xem xét kỷ luật. Tuy nhiên, hiện nay họ đang làm việc theo loại HĐLĐ xác định thời hạn nên nếu muốn nghỉ việc đúng luật thì phải có lý do mà BLLĐ đã quy định.

    Nếu không có lý do theo quy định thì bạn có thể làm áp lực tâm lý với họ là sẽ yêu cầu bồi thường do chấm dứt trái luật.

    Thứ hai, nếu người lao động đã muốn nghỉ việc (trái luật hoặc có lý do chính đáng) thì việc xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương cũng không có ý nghĩa gì. Còn vấn đề bồi thường thiệt hại thì cứ ra tòa giải quyết thôi.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    myduyen1312 (25/09/2017)
  • #468803   26/09/2017

    luatgiaphatt
    luatgiaphatt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2016
    Tổng số bài viết (64)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Chào anh, 

    Đối với trường hợp của anh, tôi xin đưa ra quan điểm như sau:

    Điều 36 Bộ luật lao động 2012 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:

    1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

    2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

    5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

    6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

    9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

    10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Như vậy, trong trường hợp này chúng ta phải xác định việc chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

     

     Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    Như vậy pháp luật không có quy định cấm người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi đang bị kỷ luật. Trong trường hợp này, Công ty có thể thỏa thuận với người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động và viết cam kết bồi thường vật chất với lỗi sai của người lao động. Trường hợp  không thỏa thuận được thì có thể kiện người lao động ra Tòa.

    Gửi anh tham khảo,

    Trân trọng!

    thuhuyen 

     
    Báo quản trị |