Người lao động nghỉ việc cách ly được nhận lương thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #542255 29/03/2020

    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Người lao động nghỉ việc cách ly được nhận lương thế nào?

    Nhận được thắc mắc của một số người về tiền lương ngừng việc, cụ thể khi người lao động bị cách ly theo quy định thì có được hưởng lương không? Nếu được thì hưởng lương như thế nào?
     
    Căn cứ theo Bộ luật lao động 2012 thì nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
     
    Mặt khác, tại Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL năm 2020 thì người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động (tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định).
     
    => Như vậy, người lao động bị cách ly khi ngừng việc sẽ được trả lương theo thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động (doanh nghiệp), tuy nhiên lương không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.
     
    Câu hỏi được đặt ra là có thiệt thòi cho doanh nghiệp không?
     
    6404 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #542322   30/03/2020

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Về vấn đề trả lương ngừng việc khi người lao động thực hiện cách ly Khoản 2 Công văn 1064/LĐTBXH-QHLĐTL quy định cụ thể như sau:

    “2. Đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như: (i) lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (ii) người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (iii) người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động (tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định).”

    Như bạn cũng đã chỉ ra, trường hợp người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì doanh nghiệp  vẫn phải trả lương cho ngừoi lao động trong thời gian cách ly, mức luơng phụ thuộc vào sự thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

    Theo mình thấy, điều này không hẳn là thiệt thòi cho doanh nghiệp. Bởi việc cách ly thực tế là do nguyên nhân khách quan,  bản thân người lao động không muốn xảy ra trường hợp này. Thứ hai, pháp luật quy định mức lương không được thấp hơn lương tối thiểu vùng là nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, dù không được đi làm vì phải cách ly do dịch bệnh, người lao động vẫn được hưởng mức lương cơ bản đảm bảo cuộc sống. Ngoài ra, giữa doanh nghiệp và người lao động còn có phương thức thỏa thụân, dù luật quy định không được thấp hơn mứ lương tối thiểu vùng nhưng nếu tình hình tài chính của doanh nghiệp quá khó khăn do dịch bệnh, công ty có thể thỏa thụân với người lao động để nghỉ không lương, nhưng phải được người lao động đồng ý. Do đó, mình thấy quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động nhưng cũng không bất công với doanh nghiệp.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #542335   30/03/2020

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Nói đi cũng phải nói lại; trong đoạn 2 Công văn 1064 có nêu: "2. Đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như: ...

    (iii) người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc thì tiền lương của người lao động trong thời gian ng
    ừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động (tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định).


    Như vậy ví dụ trường hợp công ty vẫn bố trí cho NLĐ làm việc; tuy nhiên NLĐ vì lý do nào đó bị nhiễm bệnh phải cách ly dẫn đến cả 01 bộ phận tiếp xúc trực tiếp với người này phải cách ly thì trường hợp này công ty vẫn phải trả lương cho NLĐ theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động 2012. Trường hợp này mình thấy phần thiệt thòi cũng có cả doanh nghiệp trong đó. Tất nhiên, bây giờ tất cả đều hướng về việc phòng dịch, nên chính sách trên sẽ phải đảm bảo tốt cho NLĐ. Nhưng nói rằng doanh nghiệp không thiệt thòi theo mình không hẳn là vậy. 

     
    Báo quản trị |  
  • #542740   31/03/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Mình thấy khá bất công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên theo quy định mới chưa có hiệu lực quy định cụ thế:

    khoản 3 Điều 99 Bộ luật lao động 2019, nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
     
    a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
     
    b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
     
    Điều này có nghĩa trong trường hợp khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn… mà người lao động phải ngừng việc quá 14 ngày thì từ ngày ngừng việc thứ 15 trở đi có quyền thỏa thuận không nhận lương để san sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
     
    Báo quản trị |  
  • #542820   31/03/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Đúng là hiện nay covid 19 thực sự giống như con Ma kinh hoàng gieo rất nỗi ám ảnh cho toàn xã hội. Không biết rồi năm nay tình hình kinh tế Việt Nam sẽ đánh mất bao nhiêu chỉ số GDP nữa. Việc người lao động và doanh nghiệp bị đối nghịch về mặt lợi ích trong trường hợp này là khó tránh khỏi. Thiết nghĩ chính phủ trong trường hợp này phải đứng ra với vai trò của mình để hỗ trợ một phần cho cả doanh nghiệp và người lao động để cùng vượt qua dịch họa này.

     
    Báo quản trị |