Người lao động làm việc tại nhiều địa điểm

Chủ đề   RSS   
  • #556810 31/08/2020

    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1958)
    Số điểm: 13038
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Người lao động làm việc tại nhiều địa điểm

    Mọi người hỗ trợ giúp mình trường hợp liên quan đến Bộ Luật lao động 2012 như sau: Doanh nghiệp có trụ sở chính tại địa bàn tỉnh M và có thêm 5 đơn vị trực thuộc tại 5 tỉnh (A,B,C,D,E). 

    Trong hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với người lao động, có quy định như sau:

    1. Địa điểm làm việc: Tại chi nhánh tỉnh A thuộc  công ty và các địa điểm khác khi có yêu cầu.

    2. Công việc: Thực hiện các nghiệp vụ về kinh doanh dịch vụ mà công ty cung cấp và các nghiệp vụ phụ trợ khác có liên quan

    Thỏa ước lao động tập thể đang còn hiệu lực của đơn vị quy định: “Tùy thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ và để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, công ty có quyền điều động người lao động đến làm việc tại vị trí khác trong công ty. Việc điều động phải phù hợp vơi các quy định của pháp luật lao động, hợp đồng lao động đã ký giữa hai bên, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cũng như các văn bản quản lý nội bộ có liên quan.”  

    Hiện nay, doanh nghiệp đang tập trung SXKD (vẫn là dịch vụ đã ký với người lao động) tại chi nhánh B nên đã thực hiện điều động người lao động từ chi nhánh A về chi nhánh tỉnh B. Tuy nhiên, người lao động mong muốn làm việc ở chi nhánh ở tỉnh A chứ không về làm việc ở chi nhánh tỉnh B. 

    Như vậy, trường hợp người lao động đang làm việc tại chi nhánh tỉnh A không muốn đi làm việc tại chi nhánh tỉnh B thì doanh nghiệp có quyền điều người lao động về chi nhánh tỉnh B hay không? Việc điều chuyển này có mâu thuẫn với thỏa thuận trong HĐLĐ và Thỏa ước lao động tập thể nêu trên không?

    Mình đã rà soát các văn bản nhưng không tìm thấy hướng dẫn cụ thể. Quan điểm của mình thì dù đơn vị đã có nêu trong nội quy lao động về việc làm việc nhiều nơi nhưng "Hợp đồng lao động" vẫn là thứ có giá trị pháp lý nhất, ghi nhận thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Do đó, khi trong hợp đồng lao động chỉ ghi địa điểm làm việc chính mà không ghi nhận các địa điểm làm việc khác thì yêu cầu người lao động sang địa điểm khác so với hợp địa điểm trong hợp đồng lao động luôn tồn tại rủi ro. Vì vậy, khi không có văn bản nào ghi nhận sự đồng ý thỏa thuận của người lao động về việc làm việc tại địa chỉ khác thì đơn vị nên ký một phụ lục HĐLĐ về việc thay đổi địa điểm làm việc, từ đó làm căn cứ ràng buộc nghĩa vụ của người lao động. Tránh trường hợp người lao động viện cớ việc không thỏa thuận, không có trong nội dung HĐLĐ đã ký kết.

    Mọi người ai có quan điểm hay hơn không?

     
    421 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận