Người lao động có được trả lương khi doanh nghiệp bị phá sản?

Chủ đề   RSS   
  • #591020 14/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Người lao động có được trả lương khi doanh nghiệp bị phá sản?

    Phá sản là trường hợp doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể và sẽ không thể thực hiện các hoạt động như một pháp nhân như bình thường. Nguyên nhân chính thường dẫn đến phá sản ở doanh nghiệp là do vay nợ quá nhiều và không thể tiếp tục trả nợ. 
     
    Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục phá sản, theo nguyên tắc tài sản của doanh nghiệp đó sẽ được thanh lý thông qua hoạt động đấu giá. Số tiền này dùng để trả các khoản nợ mà doanh nghiệp đang mắc phải. Vậy, đối với các khoản tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm của người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết có được thanh toán khi doanh nghiệp phá sản?
     
    nguoi-lao-dong-co-duoc-tra-luong-ki-doanh-nghiep-pha-san
     
    Phá sản là gì? Khi nào doanh nghiệp được xem là phá sản?
     
    Phá sản là thuật ngữ thường được dùng trong hoạt động kinh doanh, có thể hiểu phá sản là tình trạng khẩn cấp của các doanh nghiệp khi đã mất khả năng tài chính của mình và không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh.
     
    Cụ thể, thuật ngữ này được giải thích tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì đây là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
     
    Cũng tại khoản 2 Điều 108 Luật Phá sản 2014 có quy định doanh nghiệp phá sản được xem là phá sản từ khi Tòa án quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.
     
    Bên cạnh việc đã mất khả năng thanh toán thì doanh nghiệp phải được Tòa án tuyên bố quyết định phá sản thì mới chính thức được xem là phá sản.
     
    Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi phá sản
     
    Sau khi Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thanh lý tài sản nhằm trả các khoản nợ đã phát sinh trong quá trình hoạt động. Căn cứ Điều 54 Luật Phá sản 2014 sau khi thanh lý tài sản thì doanh nghiệp phải ưu tiên trả nợ theo thứ tự sau:
     
    (1) Chi phí phá sản: Là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
     
    (2) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.
     
    (3) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
     
    (4) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
     
    Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản theo thứ tự ưu tiên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
     
    - Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên.
     
    - Chủ doanh nghiệp tư nhân.
     
    - Chủ sở hữu công ty TNHH MTV.
     
    - Thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần.
     
    - Thành viên của Công ty hợp danh.
     
    Lưu ý: Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ. Tức là tổng số nợ mà doanh nghiệp không thể trả hết cho các đối tượng ưu tiên theo thứ tự thì việc trả nợ sẽ ưu tiên theo số phần trăm nợ của từng đối tượng.
     
    Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp phá sản sẽ xảy ra trường hợp hợp đồng lao động đương nhiên bị chấm dứt. Qua đó, để bảo vệ quyền lợi của người lao động thì theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
     
    Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
     
    Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
     
    Như vậy, doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn thành các khoản tiền và quyền lợi hợp pháp khác cho người lao động khi bị tuyên bố phá sản tuân theo thứ tự ưu tiên trả nợ. Trường hợp mà các khoản nợ quá lớn doanh nghiệp sẽ trả nợ theo số phần trăm vì vậy việc thực hiện trả lương người lao động có thể sẽ kéo dài khá lâu.
     
    452 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #591130   19/09/2022

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Người lao động có được trả lương khi doanh nghiệp bị phá sản?

    Theo quy định thì trả lương cho người lao động khi doanh nghiệp phá sản thuộc thứ tự ưu tiên thứ hai. Tuy nhiên, nhiều trường hợp doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán, không còn tiền để chi trả cho người lao động thì cũng không còn tiền để thanh toán tiền lương, tiền đóng BHXH.

     

     
    Báo quản trị |