Có thể nói, hiện nay rất nhiều chủ nhà sẽ thuê người giúp việc để đảm bảo nhu cầu về công việc gia đình, điều này thể hiện qua hợp đồng làm việc cụ thể. Trong trường hợp bình thường không xảy ra bất đồng nào thì không sao.
Tuy nhiên, Khi một trong hai bên là người giúp việc gia đình hay người sử dụng lao động làm trái với giao kết hợp đồng lao động đã thỏa thuận, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của một trong hai bên, thì sẽ có tranh chấp phát sinh.
Khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
Như vậy, Tranh chấp lao động cá nhân giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải (của hòa giải viên lao động). Trường hợp này các bên có thể khởi kiện trực tiếp nhờ Tòa án giải quyết tranh chấp mà không cần phải thông qua hòa giải.
Qua đó, để phản ánh việc lợi dụng tuyển dụng lao động giúp việc mà không đưa ra quyền lợi cho họ hoặc hạn chế quyền của người giúp việc cần đưa ra những chế tài khắt khe hơn, đặc biệt cơ quan chuyên môn và lien quan đến lao động cần chủ động để tham gia vào khi cần thiết,
Muốn được vậy phải tăng cường tuyên truyền về quy định phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với người giúp việc nhà để chính những người đi giúp việc nhà biết được quyền của mình và để quy định của pháp luật được thực hiện trong thực tế.