Về trường hợp của bạn, BLTTHS dành một chương (Chương XXXII) để quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 306 quy định :
"3. Tại phiên toà xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức.
Theo quy định, tại phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo (trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng), đại diện của nhà trường, tổ chức…
Tuy nhiên, vấn đề là trường hợp của bạn một người phạm tội lúc chưa thành niên, đến khi xét xử đã đủ 18 tuổi thì có cần người giám hộ nữa hay không ? Luật lại không đề cập đến. Bên cạnh đó, cũng chưa hề có văn bản dưới luật nào hướng dẫn cả. Vì thế, gặp tình huống này, mỗi tòa quyết định một hướng khác nhau tùy vào nhận định, mức độ vụ việc.
Theo ý kiến của mình, tại thời điểm anh bạn phạm tội là người chưa thành niên nên khi bắt đầu quá trình điều tra, lấy lời khai bắt buộc phải có sự có mặt của người giám hộ. Khi tiến hành xét xử, tòa sẽ xét xử hành vi phạm tội tại thời điểm người đó chưa thành niên do đó phiên tòa nào thì vẫn cần phải có sự có mặt của người giám hộ cho anh bạn (bị cáo). Do khi phạm tội, anh bạn là người chưa thành viên, tức đang phụ thuộc vào gia đình. Nếu tòa tuyên bị cáo phải bồi thường cho phía nạn nhân mà bị cáo không có tài sản riêng thì người đại diện hợp pháp của bị cáo phải có trách nhiệm. Nếu đã buộc người giám hộ có trách nhiệm mà lại không cho họ tham gia tố tụng với tư cách người giám hộ cho bị cáo để họ trình bày quan điểm, kháng cáo thì không hợp lý.