Người được đại diện biết về việc người đại diện ký không đúng thẩm quyền nhưng không có ý kiến

Chủ đề   RSS   
  • #531751 29/10/2019

    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Người được đại diện biết về việc người đại diện ký không đúng thẩm quyền nhưng không có ý kiến

    Mình cần tư vấn nội dung như sau: Trong trường hợp người được đai diện biết được hành vi đại diện do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện nhưng không có ý kiến gì thì trách nhiệm, nghĩa vụ đối với giao dịch được xác lập sẽ như thế nào ạ?

     
    1020 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nhmylinh97 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #531756   29/10/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Trường hợp này chị đang đề cập đến vấn đề ủy quyền ký hợp đồng trong doanh nghiệp hay sao ạ? Nội dung này đã được hướng dẫn tại Nghị quyết 04/2003/NQ-HĐTP như sau:

    "2. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT thì hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu toàn bộ khi: "Người ký hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền...".

    Để phù hợp với tinh thần quy định tại Điều 154 Bộ luật Dân sự 1995 thì hợp đồng kinh tế không bị coi là vô hiệu toàn bộ, nếu người ký kết hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quyền nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, người mà theo quy định của pháp luật có thẩm quyền ký kết hợp đồng kinh tế đó (sau đây gọi tắt là người có thẩm quyền) chấp thuận. Được coi là người có thẩm quyền chấp thuận nếu người đó đã biết hợp đồng kinh tế đã được ký kết mà không phản đối.

    Được coi là người có thẩm quyền đã biết mà không phản đối khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    "a. Sau khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, có đấy đủ căn cứ chứng minh rằng người ký kết hợp đồng kinh tế đã báo cáo với người có thẩm quyền biết hợp đồng kinh tế đã được ký kết (việc báo cáo đó được thể hiện trong biên bản họp giao ban của Ban giám đốc, biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên hay Hội đồng quản trị, có nhiều người khai thống nhất về việc báo cáo là có thật...).

    b. Người có thẩm quyền thông qua các chứng từ, tài liệu về kế toán, thống kê biết được hợp đồng kinh tế đó đã được ký kết và đang được thực hiện (đã ký trên hoá đơn, phiếu xuất kho, các khoản thu chi của việc thực hiện hợp đồng kinh tế hoặc trên sổ sách kế toán của pháp nhân...).

    c. Người có thẩm quyền có những hành vi chứng minh có tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh theo thoả thuận của hợp đồng kinh tế (ký các văn bản xin gia hạn thời gian thanh toán, cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, ký các văn bản duyệt thu, chi hay quyết toán đối chiếu công nợ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng kinh tế...).

    d. Người có thẩm quyền đã trực tiếp sử dụng các tài sản, lợi nhuận có được do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế mà có (sử dụng xe ôtô để đi lại, để kinh doanh mà biết do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế đó mà có; sử dụng trụ sở làm việc do việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế thuê tài sản...)."

    Theo đó trường hợp người được đại diện biết về việc người đại diện ký không đúng thẩm quyền nhưng không có ý kiến gì thì hợp đồng đó không xem là vô hiệu. Người được đại diện vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các hợp đồng này chị nhé.
     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vyvy2409 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/10/2019)