Thomas Jennings bám vào lan can mới sơn để chạy trốn khỏi hiện trường vụ giết người, vô tình để lại dấu vân tay, thứ sẽ thay đổi lịch sử tư pháp Mỹ.
2h sáng 19/9/1910, trong căn nhà tại khu South Side, Chicago, nhân viên đường sắt Clarence Hiller tỉnh giấc vì tiếng la hét của vợ và con gái. Hiller phát hiện có kẻ đột nhập nên hối hả chạy theo. Và khi xô xát sau đó, hai người đàn ông ngã xuống cầu thang.
Con gái của Hiller, sau đó kể lại đã nghe thấy 3 phát súng, và tiếng mẹ la hét trên lầu. Những người hàng xóm chạy đến, nhưng kẻ trộm đã bỏ trốn, còn Hiller đang hấp hối bên cửa trước.
13 phút sau vụ xả súng, Thomas Jennings, cựu tù nhân bị bắt giữ cách nhà của nạn nhân 1,2 km bởi 4 cảnh sát viên, những người không biết gì về vụ giết người. Họ phát hiện máu trên người và áo sơ mi của anh ta cùng khẩu súng lục ổ quay trong túi nên tạm giữ, đơn thuần do có dấu hiệu đáng ngờ.
Khẩu súng lục có các hộp tiếp đạn khớp với những hộp đạn được tìm thấy tại hiện trường vụ án mạng và túi áo khoác của Jennings bị rách theo cách phù hợp với giằng co. Jennings khai áo rách khoác tại nơi làm việc, bị thương ở tay do ngã xe điện và chưa bao giờ dùng súng lục.
Không ai trong số các nhân chứng nhìn thấy khuôn mặt của kẻ đột nhập trong bóng tối. Họ chỉ có thể mô tả qua vóc dáng và nói rằng kẻ trộm là một người da màu, trông rất giống Jennings.
Gia đình Hiller không phải hộ duy nhất ở khu phố bị đột nhập đêm đó. Các thành viên của ba gia đình khác bị cướp đêm đó cũng đưa ra những lời chứng y hệt, thời gian 4 vụ việc cũng trùng khớp, liên tiếp nhau. Song vận may có vẻ đang đứng về phía thủ phạm, khi cảnh sát thời đó, với kỹ thuật thô sơ, không thể tìm ra bằng chứng vật chất nào đáng kể để buọc tội Jennings.
Giữa lúc này, giám định viên sở cảnh sát Chicago tìm thấy dấu vân tay trong lớp sơn mới khô gần đây trên lan can hiên nhà của ông Hiller. Và chúng khớp với các dấu tay của Jennings.
Năm 1910, việc dấu vân tay được dùng làm bằng chứng để buộc tội ai đó là quá mới, dù khái niệm vân tay trong pháp y đã được sử dụng tại các phiên tòa châu Âu 20 năm trước đo. Nhưng ở Mỹ, nhiều người vẫn chưa thể chấp nhận, dấu vân tay của mỗi người là duy nhất, không ai trùng ai.
Đó là lý do tại sao, tại phiên xét xử Thomas Jennings tháng 5/1911 có tới 5 chuyên gia giám định dấu vân tay đến từ 3 đất nước khác nhau được triệu tập. Tất cả họ đều khẳng định dấu vân tay tìm thấy ở lan can là của Jennings, thủ phạm đêm đó.
Song luật sư của anh ta nhấn mạnh rằng bằng chứng dấu vân tay không được pháp luật của Illinois công nhận và không được chấp nhận trước tòa. Họ công kích và bày tỏ nghi ngờ về độ chính xác của kỹ thuạt pháp y này.
Để chứng tỏ "dấu vân tay mọi người có thể trùng nhau", nhóm luật sư thậm chí còn lấy dấu vân tay từ hàng nghìn người dân của bang, nỗ lực tìm kiếm sự trùng khớp để bác bỏ giả thuyết dấu vân tay không bao giờ lặp lại. Song tất nhiên, họ thất bại.
Tại phiên tòa, vị trưởng nhóm luật sư còn có một bước đi sai lầm tệ hại. Ông cầm một tờ giấy trên tay trong vài giây và ném nó về phía nhóm chuyên gia, nói với giọng điệu thách thức "các vị có giỏi thì tìm ra dấu vân tay của tôi trên tờ giấy đó đi" và họ đã làm được.
Bồi thẩm đoàn nhất trí tuyên bố Jennings phạm tội Giết người, và tuyên phạt án treo cổ. Jennings trở thành người đầu tiên ở Mỹ bị kết tội dựa trên bằng chứng dấu vân tay.
Jennings đã kháng cáo phán quyết, thách thức tính hợp lệ của bằng chứng dấu vân tay. Năm 1911, Tòa án phúc thẩm Tối cao Illinois đã giữ nguyên kết tội. "Các cơ quan tiêu chuẩn về các chủ đề khoa học thảo luận về việc sử dụng dấu vân tay như một hệ thống nhận dạng, kết luận rằng kinh nghiệm cho thấy nó là đáng tin cậy," thẩm phán tuyên bố. "Tòa án sơ thẩm hoàn toàn có lý khi chấp nhận tính pháp lý của loại bằng chứng này".
Chuyên gia Cục Nhận dạng cảnh sát Chicago đối chiếu dấu vân tay và hồ sơ bắt giữ Al Capone, tháng 5/ 1932. Ảnh: Chicago Tribune historical photo
Chuyên gia Cục Nhận dạng cảnh sát Chicago đối chiếu dấu vân tay và hồ sơ bắt giữ Al Capone, tháng 5/ 1932. Ảnh: Chicago Tribune historical photo
Vụ án đã đặt nền móng cho việc nhận dạng dấu vân tay pháp y ở Mỹ. Đến năm 1925, hầu như mọi tòa án nước này đều chấp nhận dấu vân tay là bằng chứng xác nhận tội phạm.
Nguồn: sư tầm