Người đang bị tam giam, tạm giữ có quyền tố cáo không?

Chủ đề   RSS   
  • #534709 07/12/2019

    Nguyenlin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2019
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 108 lần


    Người đang bị tam giam, tạm giữ có quyền tố cáo không?

    Người bị tạm giam được hiểu là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ. 

    Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

    Vậy đang trong quá trình bị tạm giam, tạm giữ thì người bị vi phạm có quyền tố cáo hành vi sai phạm hay không? được quy định như thế nào? mời các bạn tham khảo bài viết sau:

    1. Người bị tạm giam, tạm giữ có các quyền sau:

    Xem chi tiết tại đây;

    2. Quyền tố cáo của người đang bị tam giam, tạm giữ?

    Căn cứ Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2018 quy định như sau:

    * Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có quyền:

    “h) Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;”

    * Những hành vi bị nghiêm cấm:

    “4. Cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.”

    => Theo đó, trong quá trình bị tam giam, tạm giữa nếu phạm nhân bị xâm phạm đến quyền con người (bị đánh đập, hành hung, hay phát hiện sai phạm...) thì vẫn có quyền được tố cáo theo quy định. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa, cản trở người bị tam giam thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định.

    3. Trình tự, thủ tục tố cáo của người bị tạm giam, tạm giữ

    Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết tố cáo bao gồm (Căn cứ Điều 39 Luật tố cáo 2018):

    a) Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo;

    b) Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo;

    c) Biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;

    d) Văn bản giải trình của người bị tố cáo;

    đ) Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh;

    e) Kết luận nội dung tố cáo;

    g) Quyết định xử lý;

    h) Tài liệu khác có liên quan.

    Hồ sơ giải quyết tố cáo phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu. Việc lưu giữ, khai thác, sử dụng hồ sơ giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo.

    Thẩm quyền giải quyết: Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình (khoản 4 Điều 23 và Điều 29 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân)

    Thời hạn giải quyết tố cáo: là 60 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.

    Trường hợp hết thời hạn pháp luật quy định mà tố cáo không được giải quyết thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết tố cáo; kết luận nội dung tố cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên là kết luận cuối cùng.

    Xem thêm:

    >>> Thủ tục đăng ký bào chữa của Luật sư khi tham gia tố tụng

    >>> Thế nào là tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật?

    Cập nhật bởi Nguyenlin ngày 07/12/2019 05:00:24 CH
     
    7808 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Nguyenlin vì bài viết hữu ích
    minhtam221094 (10/10/2020) admin (09/12/2019) ThanhLongLS (07/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536091   30/12/2019

    Tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự áp dụng đối với người bị bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang, người có dấu hiệu phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng… nhằm ngăn chặn họ bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội hay cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc có khả năng gây nguy hại cho an ninh quốc gia nếu không kịp thời ngăn chặn.
     
    Khi bị áp dụng biện pháp này sẽ hạn chế quyền tự do đi lại, quyền thăm thân nhân, tiếp xúc, tiếp cận và trao đổi thông tin với bên ngoài.
    Cập nhật bởi honglyt.dongthap@gmail.com ngày 31/12/2019 09:57:50 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #538140   31/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Cũng có một số trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam được cán bộ quản giáo cho phép viết đơn khiếu nại, tố cáo nhưng đơn đó lại không được gửi đến địa chỉ cần gửi và lý do đơn giản là quản lý trại giam không gửi. Chỉ đến khi nhiều vụ án oan sai được phanh phui mới thấy rõ vấn đề này. Nhằm ghi nhận được tình trạng thực tế của nơi giam giữ, bảo đảm các quyền của người bị tạm giữ, tạm giam, tiếp nhận được nguyện vọng, ý chí, phản ánh, khiếu nại, tố cáo thực sự của họ, các chuyên gia và luật sư đề nghị, cần phải xây dựng cơ chế giám sát. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #558099   19/09/2020

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Tạm giữ là một trong các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Khoản 1 Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

    Theo Khoản 1 Điều 117 Bộ luật này thì tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

     
    Báo quản trị |  
  • #558578   25/09/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Cảm ơn bạn vì bài viết hữu ích. Khi bị áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam sẽ hạn chế quyền tự do đi lại, quyền thăm thân nhân, tiếp xúc, tiếp cận và trao đổi thông tin với bên ngoài. Nhiều người khi bị tạm giam tạm giữ vẫn không biết được mình vẫn có quyền tố cáo hoặc biết mình có quyền tố cáo mà không rõ trình tự thủ tục như thế nào.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #558580   25/09/2020

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Tố cáo cho ai tố cáo như thế nào? Mình từng có đứa bạn phải vào trại giam..về nó kể cứ nhập trại là y rằng phải trải qua một "sái" thừa sống thiếu chết...đợi ra tòa cũng không dám nói...sợ lại bị đập. Tốt nhất là đừng nên vướng vào lao lý...chứ nếu vào rồi mà còn đòi tố cáo này nọ mình thấy thiệt sự là rất khó

     
    Báo quản trị |  
  • #559737   30/09/2020

    Cảm ơn bài chia sẻ hữu ích của bạn. Khi bị áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam thì họ vẫn không biết được mình vẫn có quyền tố cáo, do đó, mình nghĩ nên có quy định về việc phổ biến nội dung này tại nhà tạm giữ để họ được biết đến quyền này của mình và thực hiện trong trường hợp bất lợi cho bản thân trong thời gian bị tạm giữ.

     
    Báo quản trị |  
  • #572831   28/06/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Trong quá trình bị tạm giữ, tạm giam những người này có những quyền nhất định, được pháp luật bảo vệ. Trong quá trình này nếu họ bị xâm phạm quyền lợi thì hoàn toàn có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến mình hoặc người khác.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #583452   30/04/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 37 lần


    Người đang bị tam giam, tạm giữ có quyền tố cáo không?

    Cảm ơn bài viết chia sẽ của bạn. Bài viết cung cấp các cơ sở pháp lý về quyền và nghĩa vụ của người tạm giam giúp cho họ có thể áp dụng được các quy định pháp luật để tự có thể bảo về quyền lợi của mình. Người tạm giữ, tạm giam có thể không phải là người phạm tội nên việc họ có những quyền khiếu nại, tố cáo là cần thiết như trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #584501   29/05/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Người đang bị tam giam, tạm giữ có quyền tố cáo không?

    Cảm ơn bài viết của ban, thông tin bài viết của bạn rất hữu ích, theo quy định của pháp luật thì người bị tạm giam, tạm giữ để đảm bảo cho quá trình thi hành án, cho dù là phạm tội nghiêm trọng như thế nào đi chăng nữa cũng được pháp luật bảo đảm quyền con người trong đó có quyền tố cáo

     
    Báo quản trị |  
  • #584561   29/05/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Người đang bị tam giam, tạm giữ có quyền tố cáo không?

    Cảm ơn bài viết của bạn, cơ sở giam giữ khi nhận được tố cáo về quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thì phải vào sổ theo dõi; trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo phải chuyển đơn đến Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam giải quyết theo quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #584676   31/05/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Người đang bị tam giam, tạm giữ có quyền tố cáo không?

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin hữu ích và thú vị này.

    Theo quan niệm của cá nhân mình, dù là người đang bị tạm giam hoặc tạm giữ thì cũng không làm mất đi quyền con người. Do đó, trong trường hợp bị xâm phạm về quyền con người thì họ cũng cần có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền con người của mình, mà cụ thể ở đây là quyền tố cáo.

     
    Báo quản trị |  
  • #584704   31/05/2022

    Người đang bị tam giam, tạm giữ có quyền tố cáo không?

    Cám ơn bạn vì bài viết hữu ích này! Luật quy định người bị tạm giữ, tạm giam bị xâm phạm đến các quyền con người như bị đánh đập, dùng nhục hình... thì có quyền tố cáo những hành vi xâm phạm để đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật là hợp lý. Bời người bị tạm giam, tạm giữ cũng cần được bảo vệ quyền lợi của mình, tránh xâm phạm đến quyền con người.

     
    Báo quản trị |  
  • #586251   27/06/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Người đang bị tam giam, tạm giữ có quyền tố cáo không?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Bài viết của bạn đã cho mọi người biết được khi bị tạm giữ, tạm giam thì vẫn có quyền tố cáo. Nhiều người không biết khi họ bị tạm giữ, tạm giam thì sẽ không có quyền tố cố. Những bài viết này nên được phổ biến rộng rãi để những người rơi vào tình thế như này có thể bảo vệ được quyền lợi cá nhân của họ.

     
    Báo quản trị |  
  • #586253   27/06/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Người đang bị tam giam, tạm giữ có quyền tố cáo không?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Bài viết của bạn đã cho mọi người biết được khi bị tạm giữ, tạm giam thì vẫn có quyền tố cáo. Nhiều người không biết khi họ bị tạm giữ, tạm giam thì sẽ không có quyền tố cáo. Những bài viết này nên được phổ biến rộng rãi để những người rơi vào tình thế như này có thể bảo vệ được quyền lợi cá nhân của họ.

     
    Báo quản trị |