Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai?

Chủ đề   RSS   
  • #450042 21/03/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai?

    “Có làm thì ắt có sai sót” – đó là điều không thể tránh khỏi, muốn không sai thì trừ khi đừng làm, vì không làm thì sẽ không sai. Đời người ai cũng sẽ có những sai sót, nhẹ thì có thể trả giá bằng tiền, nặng thì trả giá bằng tù tội…Đôi khi đến lúc bị trả giá họ mới phát hiện mình sau. Rất nhiều thứ, nhưng đó là đứng ở góc độ của người dân.

    Người dân phải làm gì khi cơ quan công quyền sai

    Vậy còn ở góc độ của người đại diện cho cơ quan công quyền thì sao?

    Nếu họ làm sai thì người dân cần phải có thái độ, hay cách xử lý như thế nào được cho là phù hợp để không bị xếp vào tội chống người thi hành công vụ?

    Lấy ví dụ một vài trường hợp thực tế:

    1. Nếu bạn đang tham gia giao thông, bạn biết chắc rằng bạn không vi phạm, nhưng vô tình bạn bị nhầm trong nhóm những người vi phạm khác.

    Phía CSGT cứ một mực nói rằng bạn và nhóm người đó là vi phạm, nhưng bạn thì cứ một mực là mình luôn chấp hành đúng luật giao thông, không có camera nên cũng khó có bằng chứng giải quyết. Và rồi  họ ép bạn phải ký vào biên bản nộp phạt. Lúc này, bạn không đồng ý với việc họ phạt bạn, thì phải làm thế nào?

    Không đồng ý với biên bản xử phạt có đồng nghĩa rằng bạn sẽ phải mất thời gian để giải quyết điều này, cùng với đó bạn sẽ đối diện với nguy cơ bị xử phạt nặng thêm là rất cao?

    2. Một gia đình có 5 người bị giết, hầu hết đều chết, còn sót lại mỗi cháu bé nhưng cũng thương tích đầy mình, nằm mê mản bất tỉnh, luôn gọi tên người chú nào đó của nó. Thế là cơ quan điều tra cho rằng ông chú đó chính là thủ phạm, càng điều tra thì dường như mọi chứng cứ đều đổ dồn về ông chú này, khiến cho ông dù nói rằng tôi không biết hoặc mình không liên quan đến vụ việc này cũng khó có thể thuyết phục được họ.

    Cuối cùng, án tử hình cũng đã được tuyên với ông chú này. Thế nhưng, sự thật là đâu, là ông ấy không vi phạm, là cơ quan điều tra sai, nhưng chứng cứ vẫn cứ nằm ở đó, vẫn cứ nghiêng về phía cơ quan điều tra.

    Sẽ ra sao nếu như khi ông đã chết (vì bị tử hình), mới có tình tiết mới phát hiện rằng, ông không hề giết gia đình đó, mà một tên X, tên Y nào đó, ông sẽ được bồi thường danh dự của mình khi đã chết sao?

    (Gì chứ mấy cái tin bồi thường, minh oan thì nó không được mấy ai quan tâm bằng tin liên quan đến truy nã, cảnh giác đâu mấy bạn, dùng facebook một thời gian chắc các bạn cũng hiểu rõ về cái này nhỉ)

    Vậy lúc này, ai sẽ chịu trách nhiệm về sai sót này, xử lý cá nhân từng tham gia điều tra, xét xử vụ án hay xử lý cả tập thể…rồi sau đó, không phải cá nhân từng tham gia vụ án mà đại diện cho cơ quan công quyền đứng ra xin lỗi, bồi thường…Tiền bồi thường đó lấy từ đâu?

    P/S: Các bạn có thể giúp mình giải đáp chuyện khó nghĩ này hông?  

     
    75623 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

8 Trang <1234567>»
Thảo luận
  • #485461   24/02/2018

    Khi người dân làm sai thì họ là người trực tiếp chịu chế tài sử lý,còn khi cơ quan công quyền sai thì rất khó sử lý vì những hành vi bao che cho nhau. Vì là cơ quan công quyền là một tổ chức vậy tạo ra chế tài xử lý thì xử lý ai, đó rà vấn đề rất khó. 

     
    Báo quản trị |  
  • #485933   28/02/2018

    Người dân nên làm gì khi cơ quan công quyền sai

    Theo tôi khi cơ quan công quyền sai thì tuỳ mức độ sai mà có hướng xử lý khác nhau. Ví dụ như cơ quan công quyền sai ở mức độ nhỏ thì nói để họ khắc phục, chứ không nên chỉ cái thư mời sai ngày tháng mà đi khiếu nại. Nếu mức độ sai là nhiều thì có thể khiếu nại hoặc khởi kiện khi thuộc trương hợp pháp luật quy định có quyền khởi kiện.
     
    Báo quản trị |  
  • #485940   28/02/2018

    nguyenthetan
    nguyenthetan

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2017
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Nếu sai, chúng ta nhận lỗi, dân sai dân chịu trách nhiệm trước pháp luật

     
    Báo quản trị |  
  • #491746   14/05/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Trong trường hợp cán bộ sai, người dân có quyền khiếu nại. Nhưng ví dụ trong trường hợp cảnh sát giao thông "bắt nhầm". Mặc dù biết họ sai, nhưng nhiều người ngại dính đến khiếu nại, kiện tụng do không muốn dây dưa nhiều, tốn thời gian mà kết quả chưa chắc khả quan, nên đành ngậm bồ hòn đóng tiền phạt luôn cho lẹ.

     
    Báo quản trị |  
  • #495636   30/06/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Thực trạng của rất nhiều địa phương trong đó có địa phương tại nhà mình, UBND xã làm sai rõ mồn một mà không nhận sai, khiếu nại thì cho là dân không hiểu Luật trong khi dân thuê Luật sư hẳn hoi, chưa chắc chính quyền xã mình đã hiểu biết bằng các Luật sư đó. Đến khi khiếu nại đến UBND huyện thì mọi chuyện mới sáng tỏ. Lúc đó xã mới chịu nhận.

     
    Báo quản trị |  
  • #498720   05/08/2018

    Thực ra, trong trường hợp người có thẩm quyền có hành vi sai hoặc không đồng ý thì bạn có thể khiếu nại. Tuy nhiên, không phải tất cả đều có thể khiếu nại và cũng chẳng phải khiếu nại có thể giải quyết được tất cả. Một đất nước muốn dân chủ, tiến bộ thì pháp luật phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dân trước tiên chứ không phải bảo vệ nhà cầm quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #498745   05/08/2018

    Cảm ơn bài viết rất bổ ích của bạn. theo quy định thì thường nếu cơ quan nhà nước làm sai thì có thể khiếu nại tố cáo lên cơ quan cấp trên. Nhưng thực tế để giải quyết được nỗi khổ của người dân khi cơ qua nhà nước làm sai thì không phải lúc nào cơ quan nhà nước cũng làm được. Do đó, theo mình nghĩ nên lập một cơ quan riêng không liên quan đến cơ quan sai phạm để việc giải quyết sai phạm được thực hiện một cách công bằng

     
    Báo quản trị |  
  • #498753   05/08/2018

    Cherry1234
    Cherry1234

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2018
    Tổng số bài viết (106)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 75
    Được cảm ơn 10 lần


    Nhà nước có ban hành luật Luật Khiếu nại, tố cáo tuy nhiên mỗi lần dân làm đơn đều không được xử lý đến cùng, nên tâm lý của người dân thường không muốn phản kháng vì có phản kháng thì cũng không ai nghe và nhiều khi cũng không biết kêu ai.

     
    Báo quản trị |  
  • #498763   05/08/2018

    Mydung0407
    Mydung0407
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2018
    Tổng số bài viết (176)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 16 lần


    Mình nghĩ việc dân nên làm là khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết, là người đại diện nahf nước thực thi pháp luật mà sai thì cứ để pháp luật trừng trị thích đáng. Người dân ta đừng đụng tay đụng chân mà lại rước họa. Việc khiếu nại ở Việt Nam có thể có nhiều vụ bị bỏ lơ, làm không gắt gao, nhưng nếu dân ta cùng có ý thức, gặp bất cứ sai phạm gì của cán bộ sẽ lập tức khiếu nại, tố cáo, theo đến cùng. Ít nhiều cũng tác động được cơ quan nhà nước.

     
    Báo quản trị |  
  • #499400   12/08/2018

    Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ và là người phát ngôn của Chính phủ, khi nói về vụ Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) đã cho rằng: "Tinh thần của chúng ta là rất minh bạch, công khai, nếu ta sai, ta sẽ xin lỗi dân. Nếu dân sai thì dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".

     

     
    Báo quản trị |  
  • #499572   14/08/2018

    Thực tế nhiều vụ oan sai và vi phạm của cơ quan giải quyết là rất nhiều. Vẫn có cơ chế để khiếu nại tố cáo đối với những sai sót từ phía cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên việc áp dụng vào từng trường hợp, nhất là những vụ liên quan đến sai phạm nghiêm trọng thì còn rất mù mờ. Vì đơn giản không thể nào kêu người ta vạch áo cho người xem lưng được. Nên áp dụng việc tố cáo khiếu nại về oan sai là cả một hành trình cam go.

     
    Báo quản trị |  
  • #499578   14/08/2018

    Cán bộ nhà nước sai phải chịu trách nhiệm, bồi thường những thiệt hại cho cá nhận, tổ chức thậm chí bồi thường cho nhà nước vì những thất thoát do mình gây ra. Tuy nhiên, nếu có sự tác động của cả hai bên thì cá nhân, tổ chức cũng phải thấy trách nhiệm của mình trong hoạt động đời sống,  kinh doanh.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #499602   14/08/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Đối với trường hợp thứ 2, dưới dây mình sẽ lấy ví dụ về việc tuyên án tử hình sai.

    Về trường hợp này thì tại Điều 18 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có quy định như sau:

    Điều 18. Phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự

    Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:

    4. Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm;”

    Theo quy định này thì hiện nay việc bị kết án sai thì người bị kết án sai hoặc thẩn nhân của họ có thể được nhận tiền bồi thường từ nhà nước với số tiền được quy định tại Điều 27 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017. Cụ thể tại Điều này quy định  như sau:

    Điều 27. Thiệt hại về tinh thần

    4. Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là 360 tháng lương cơ sở. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì không áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này.”

    Từ các quy định trên thì ta thấy rằng việc một người bị kết án sai hay bị xử phạt sai thì thứ họ nhận lại được sau khi được mình oan chỉ là một khoản tiền bồi thường  và thêm việc được xin lỗi công khai, đính chính lại việc họ không phạm tôi. Còn về những người trực tiếp khiến cho người khác bị oan sai thì mình vẫn chưa thấy được hướng xử lí hay là quy định cụ thể để xử lí.

    Theo mình nghĩ, nước ta cần phải có quy định cụ thể để xử lý đối với những trường hợp này vì nếu có quy định như vậy sẽ khiến những người có trách nhiệm thi hành công vụ sẽ làm việc tốt hơn, cẩn trọng hơn và vừa ngăn ngừa được các hành vi tiêu cực

     
    Báo quản trị |  
  • #499608   14/08/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Có thể thấy Nhà nước của dân thì một phần đúng. Nhưng còn " do dân, vì dân" thì chỉ thực sự đúng trong một số trường hợp nhất định. Do dân tưc là do dân lập nên, do dân làm chủ và do dân ủng hộ vì thế việc gì nếu dân không đồng tình, không ủng hộ thì tốt nhất Nhà nướ khong nên làm. Đặc biệt là liên quan đến lợi ích trực tiếp của dân. Còn vì dân là mọi hoạt động, chính sách, kế hoạch của Nhà nước lấy dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích nhân dân không nhằm mục đích nào khác. Vậy nên nếu Nhà nước sai, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân thì dân có quyền tố cáo, thẳng thắng thưa kiện để cơ quan có thẩm quyền bảo vệ cho mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #501888   12/09/2018

    Cơ quan công quyền là đại diện cho nhân dân thực hiện công việc công. Tuy nhiên không tránh khỏi một số cá biệt vi phạm pháp luật và lạm quyền khiến người dân phải lao tâm, không phục. Khi người dân bị xâm phạm quyền lợi, điều đầu tiên cần làm là bình tĩnh xử lý vấn đề và thu thập thông tin liên quan, sau đó khiếu nại lên cơ quan trực tiếp của người vi phạm, lạm quyền. Nếu cơ quan đó không xử lý hay xử lý không công bằng thì người dân có thể nộp đơn khởi kiện ra Tòa.

     
    Báo quản trị |  
  • #503876   03/10/2018

    Đã biết trích dẫn điều 5 Luật ngân sách nhà nước thì phải trích thêm điều 2 nghị định 163/2016/NĐ-CP để biết thêm ngân sách ngoài các khoản thuế phí lệ phí thì còn từ đâu nữa. Học luật mà đừng có sai như thế chứ.

     
    Báo quản trị |  
  • #504124   07/10/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Trường hợp 1 tôi nghĩ bạn nên làm kiên quyết với cảnh sát giao thông, tất nhiên vẫn phải tuân theo các thủ tục, chỉ dẫn để tránh bị cho rằng đang chống người thi hành công vụ. Trường hợp này có thể sử dụng camera, nhân chứng để chứng minh hành vi không vi phạm của mình.

    Trường hợp 2: khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội gì thì phải có chứng cứ đầy đủ, đảm bảo tính liên quan, hợp pháp và khách quan. Vì vậy nếu bị kết tội oan thì cơ quan điều tra, khởi tố xét xử đã không làm tròn trách nhiệm của mình. Khi đó, người bị kết tội oan hoặc gia đình sẽ được bồi thường thiệt hại theo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước và những cơ quan, cá nhân có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #504842   15/10/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Theo lý thuyết thì khi cơ quan công quyền sai người dân sẽ chấp nhận chịu thiệt rồi sau đó viết đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo,... đến cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Còn thực tế thì còng lưng ra mà chịu thiệt vì không có điều kiện và thiệt hại đôi khi không đáng để tốn công sức đi khiếu nại. 

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #504844   15/10/2018

    Pháp luật hiện hành có quy định về việc khiếu nại, tố cáo đối với hành vi sai phạm của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, để tiến hành thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo thì rất phức tạp và tốn thời gian. Do đó dẫn đến một số người dân không kiên trì và không đủ nhẫn nại cũng bỏ cuộc giữa chừng và hành vi sai phạm đấy mặc nhiên bị quên lãng.
     
    Báo quản trị |  
  • #504890   15/10/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Theo mình thì khi gặp vấn đề trên trước tiên trao đổi với người có trách nhiệm trước để xác định lí do thực hiện hành vi sai, nếu là vô ý thì cùng nhau giải quyết cho việc êm đẹp. Còn nếu là cố tình thì người dân cứ áp dụng theo quy định của Luật Khiếu nại hoặc nếu có dấu hiệu phạm tội thì tố cáo họ. Mình thấy pháp luật tạo cho người dân công cụ để bảo vệ mình rất tốt.

     
    Báo quản trị |