Tết Nguyên Đán gần đến, nhằm cảnh báo người dân tuân thủ đúng quy định pháp luật, trật tự an toàn xã hội, không vi phạm việc sử dụng pháo hoa trái phép. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này.
Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng pháo như sau:
Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo hoa theo Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa".
Theo đó, pháp luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được đốt pháo hoa trong các dịp đặc biệt, không được phép sử dụng pháo nổ.
Xử phạt người dân sử dụng pháo trái phép
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
Phạt tiền từ 05-10 triệu đồng đối với hành vi Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép
Ngoài ra, Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng quy định hình thức xử phạt bổ là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm này.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội gây rối trật tự công cộng quy định Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Mức phạt cao nhất của tội này có thể phạt tù đến 07 năm.
Như vậy khi sử dụng pháo làm gây rối trật tự công cộng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì người dân sẽ bị phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.
Người dân cần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về pháo, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, mừng Đảng, mừng xuân, đón mừng năm mới vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.