Người đã được tuyên bố chết trở về thì giải quyết thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #593273 31/10/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Người đã được tuyên bố chết trở về thì giải quyết thế nào?

    Chết là tình trạng một người không còn sống trên đời này nữa và được kiểm chứng dưới góc độ y học sau khi đã khám nghiệm. Tuy nhiên, dưới góc pháp lý sau khi được Tòa án tuyên bố chết sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
     
    nguoi-da-duoc-tuyen-bo-chet-tro-ve-thi-giai-quyet-the-nao
     
    Mặc dù một người đã được Tòa án ra quyết định tuyên bố chết nhưng không có nghĩa là người đó không còn sống. Trong trường hợp người đã được tuyên bố chết nhưng trở về thì giải quyết sẽ được thực hiện thế nào?
     
    1. Khi nào một người được Tòa án tuyên bố chết?
     
    Hiện nay, vẫn chưa có văn bản nào giải thích thuật ngữ tuyến bố chết là gì. Nhưng có thể hiểu đơn giản, tuyên bố chết là việc một người bị mất liên lạc trong một khoảng thời gian dài mà không thể liên lạc được. Qua đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định tuyên bố chết nhằm xác thực sự tồn tại của người này.
     
    Cụ thể, Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tuyên bố chết là việc người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
     
    (1) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
     
    (2) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
     
    (3) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
     
    (4) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015.
     
    Căn cứ vào 04 trường hợp được nêu như trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. Đây là cơ sở để xác định ngày mở thừa kế đối với di sản của người đó và là ngày để xác định các quan hệ khác mà người đó tham gia được coi là chấm dứt.
     
    Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho UBND cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
     
    2. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố chết
     
    Như đã nhắc đến ở trên, việc tuyên bố chết sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quyền lợi và nghĩa vụ của người đó. Việc một người đã được tuyên bố chết xem như tất cả mọi thứ có liên quan đến họ sẽ chấm dứt. 
     
    Căn cứ Điều 72  Bộ luật Dân sự 2015 quy định Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết sẽ được thực hiện như sau:
     
    Đầu tiên là quan hệ nhân thân: Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
     
    Thứ hai là quan hệ tài sản: Khi Tòa án tuyên bố là đã chết thì thì tài sản của người được tuyên bố giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
     
    3. Khi người đã tuyên bố chết trở về thì xử lý thế nào? 
     
    Không loại trừ trường hợp này, để giải quyết vấn đề này thì Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp Tòa án sẽ hủy bỏ quyết định tuyên bố chết như sau:
     
    Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
     
    (1) Khôi phục quan hệ nhân thân khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:
     
    - Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.
     
    - Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
     
    Như vậy, quan hệ vợ chồng sẽ không được khôi phục mối quan hệ khi thuộc 02 trường hợp là đã được được ly hôn theo tuyến bố chết hoặc vợ, chồng kết hôn mới.
     
    (2) Có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
     
    Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
     
    Theo quy định trên, có quy định mối quan hệ vợ chồng không được khôi phục nhưng người thừa kế tài sản phải có nghĩa vụ trả lại. Vậy Trong trường tài sản chung giữa vợ và chồng thì sẽ được giải quyết theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, Luật hôn nhân và gia đình 2014.
     
    Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho UBND cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
     
    4. Đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố chết
     
    Khi người đã tuyên bố chết đã trở về hoặc có thông tin xác thực còn sống thì người đó hoặc người thân có thể làm đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo Điều 394 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
     
    Người còn sống hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết.
     
    Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc chứng minh xác thực là người đó còn sống.
     
    Sau khi có đầy đủ căn cứ xác thực chính xác thì Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu hủy bỏ tuyên bố chết. Trong quyết định này, Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
     
    5. Thông báo thay đổi hộ tịch 
     
    Khi có quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ tuyên bố chết của một người thì cơ quan có liên quan đến hộ tịch công dân phải có trách nhiệm thông báo khi có sự thay đổi theo khoản 1 Điều 30 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
     
    Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật liên quan đến thay đổi hộ tịch của cá nhân, TAND, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kèm theo trích lục bản án, bản sao quyết định đến UBND nơi đã đăng ký hộ tịch của cá nhân để ghi vào Sổ hộ tịch.
     
    Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch là Cơ quan đại diện thì thông báo cho Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
     
    Ngay sau khi nhận được thông báo theo quy định trên, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi vào Sổ hộ tịch theo bản án, quyết định của TAND, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
     
    Như vậy, trong trường hợp mà một người đã được Tòa án tuyên bố chết nhưng quay về thì có quyền tuyên bố hủy quyết định đó với họ và khôi phục quan hệ nhân thân cũng như quyền đối với tài sản đã chia theo thừa kế.
     
    874 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #593316   31/10/2022

    Người đã được tuyên bố chết trở về thì giải quyết thế nào?

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Đối với việc một người đã được tòa án tuyên bố đã chết trở về có rất nhiều vấn đề pháp lý phát sinh cần giải quyết như vấn đề về nhân thân, hôn nhân gia đình, tài sản,...Do đó, việc pháp luật nước ta quy định cụ thể điều khoản để giải quyết các vấn đề này là rất cần thiết, tuy nhiên thực tế vẫn còn có nhiều trường hợp mà luật chưa thể điều chỉnh hết được. Cho nên, hệ thống pháp luật cần hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng sự phát triển của xã hội hiện tại. 

     
    Báo quản trị |  
  • #593330   31/10/2022

    haohao2912
    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 2633
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 33 lần


    Người đã được tuyên bố chết trở về thì giải quyết thế nào?

    Cảm ơn thông tin hữu ích của bạn! Trong một số trường hợp không thể xác định người đó có chết thật về mặt sinh lý hay không? Tuy nhiên nếu tiếp tục cho rằng người đó vẫn còn sống thì sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người thân họ. Ví dụ vợ chồng của người đó không thể tiếp tục ở mãi một mình, nhưng nếu muốn kết hôn thì phải ly hôn với người cũ, điều này hỗ trợ một phần để người vợ chồng có thể thực hiện quyền được kết hôn của mình. Hoặc tài sản không có chủ sở hữu không thể sử dụng cũng như không thể bán. Tuy nhiên khi người chết quay lại thì tài sản của họ có còn hay không là vấn đề khó nan giải vì quy trình vận động, trao đổi hàng hóa luôn diễn ra, vậy quyền và lợi ích của họ có bị xâm phạ?

     
    Báo quản trị |  
  • #593792   10/11/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Người đã được tuyên bố chết trở về thì giải quyết thế nào?

    Cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn. Việc tuyên bố một người đã chết được Tòa án tuyên bố khi đáp ứng đủ các điều kiện Luật định. Sau khi tuyên bố một cá nhân chết sẽ dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý khác nhau, liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau trong mối quan hệ dân sự.

     
    Báo quản trị |