Nợ “tốt” là một khái niệm mới xuất hiện gần đây, và có liên quan mật thiết đến các vấn đề tín dụng. Nợ "tốt" giúp cho người dùng tăng điểm tín dụng, tăng thu nhập. Nhưng nợ “tốt” có hoàn toàn “tốt’. Người có nợ “tốt” có thể bị phạt tù?
1. Phân biệt nợ “tốt” và nợ “xấu”
Nợ “tốt” là các khoản nợ được xem là tốt khi nó tạo ra giá trị tăng thêm cho tài sản hoặc đem lại dòng tiền đều đặn cho người sử dụng. Nợ “tốt” đem đến tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi vay.
Ví dụ: người sử dụng vay ngân hàng đầu tư kinh doanh, khoản đầu tư đem đến lợi nhuận 20 triệu/tháng. Người sử dụng vay ngân hàng với lãi suất 5 triệu/tháng. Vậy người sử dụng sẽ có lợi nhuận chênh lệch 15 triệu/tháng từ khoản đầu tư này.
Nợ “xấu” thì ngược lại. Nợ “xấu” là các khoản nợ không làm người sử dụng tăng giá trị tài sản, mà còn phải trả lãi suất rất cao. Nợ “xấu” khiến thu nhập của người sử dụng bị “bào mòn” vì tiền lãi. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi trả các khoản nợ của người sử dụng.
Điều quan trọng nhất của cả hai khoản nợ trên, nó chính là một trong những căn cứ giúp các tổ chức tín dụng sắp xếp điểm tín dụng của người sử dụng. Nợ “tốt” thì giúp cho người sử dụng thẻ tín dụng có điểm tín dụng cao, còn nợ “xấu” là “cái gai” trong mắt các tổ chức tín dụng, người sử dụng sẽ có điểm tín dụng cực thấp, kéo theo hệ lụy là nếu người sử dụng tham gia tín dụng, người sử dụng sẽ rất khó khăn để được vay, thậm chí khi được vay thì tiền lãi cũng vô cùng cao.
2. Nợ tốt và thẻ tín dụng ảnh hưởng như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định về giải thích thẻ tín dụng:
Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.
Ta có thể hiểu đơn giản, thẻ tín dụng tức là thẻ “chi tiêu trước, trả tiền sau”, tùy vào độ khả tín của người dùng. Khoản tiền nợ tín dụng đấy thực chất là một khoản vay không thế chấp.
Như đã đề cập, nợ “tốt” thực chất là khoản vay nợ làm tăng giá trị thu nhập của người vay, trong khi đó thẻ tín dụng là một khoản vay không lãi nếu người dùng biết kiểm soát đúng cách.
Một vài tiện ích sau của thẻ tín dụng dưới đây sẽ giúp người sử dụng hiểu hơn:
Thứ nhất, điều quan trọng thì ta nên nhắc lại. Thẻ tín dụng có thể là khoản vay không lãi nếu người sử dụng thực hiện được những yêu cầu của nó.
Thứ hai, dễ dàng thanh toán ở bất cứ đâu mà không cần mang theo tiền mặt. Chỉ với một chiếc thẻ, giao dịch sẽ được hoàn thành chỉ trong vài giây. Thẻ tín dụng hầu như được chấp nhận ở tất cả các nơi cung cấp dịch vụ trên cả nước.
Thứ ba, giúp người sử dụng kiểm soát chi tiêu có kế hoạch hơn. Mỗi tháng ngân hàng sẽ gửi về cho chủ thẻ một báo cáo thống kê chi tiết tất cả các giao dịch trong tháng người sử dụng thẻ tín dụng. Chủ thẻ có thể dựa vào đó để theo dõi và kiểm soát chi tiêu của người sử dụng thân chặt chẽ hơn, tránh tình trạng chi vượt quá thu.
Cuối cùng, xây dựng điểm tín dụng uy tín chuẩn bị cho tương lai. Khi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng một cách có trách nhiệm, thông qua việc thanh toán nợ đúng hạn hàng tháng thì điểm tín dụng của khách hàng sẽ được tích lũy và tăng lên, là tiền đề tốt cho tương lai nếu người sử dụng muốn vay những khoản nợ lớn hơn.
Như vậy, có thể thấy, nợ "tốt" và thẻ tín dụng song hành về lợi ích, một bên cung cấp tiền, một bên sử dụng tiền tốt và được tăng điểm tín dụng, từ đó trở thành một vòng lặp phát triển to lớn theo thời gian.
3. Nợ "tốt" nhưng có thể bị phạt tù?
Đã nói quá nhiều về lợi ích của thẻ tín dụng và nợ “tốt”, “chìm, đắm” trong đống lợi ích ấy khiến cho chúng ta quên mất rằng, nợ ‘tốt” hay thẻ tín dụng bản chất vẫn là nợ, và nợ thì phải trả.
Nợ “tốt” giúp cho người dùng được tăng điểm tín dụng trong mắt các tổ chức tín dụng, dẫn đến việc khoản nợ mà người dùng có thể mượn sẽ lớn hơn, đồng nghĩa với việc phải chịu nhiều rủi ro hơn.
Tham khảo thêm bài viết: “Bẫy” thẻ tín dụng và những quy định của pháp luật về thẻ tín dụng
Nếu một ngày, do nhiều yếu tố tác động, đơn cử như khoản đầu tư nợ “tốt” của người sử dụng bị thất bại, thì chuyện gì có thể xảy đến? Người sử dụng sẽ đối mặt với khoản nợ khổng lồ do cách tính lãi suất cực cao của thẻ tín dụng, từ đó có nguy cơ khiến người sử dụng đối mặt với án hình sự.
Căn cứ Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định chế tài về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác người sử dụng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác người sử dụng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
- Phạm tội mức cao nhất khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 1 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Quy định trên không hề “nói thách”, trên thực tế đã có người nợ gần 8,8 tỷ đồng vì lãi suất thẻ tín dụng. Như đã nói, nợ “tốt” giúp cho khoản vay nợ tín dụng của người sử dụng càng cao dẫn đến lãi suất cao ngất ngưởng.
Nếu người sử dụng mất khả năng chi trả và bỏ trốn, gian dối, không trả nợ cho thẻ tín dụng hay ít nhất là trả nợ cho chính khoản nợ “tốt” của mình thì người sử dụng hoàn toàn có thể đối diện với án tù từ 6 tháng đến 20 năm (tùy mức độ). Do đó, phải hết sức cẩn thận.
Tổng kết lại, “có chí làm quan, có gan làm giàu”. Nợ "tốt" và thẻ tín dụng nói chung đều là những công cụ giúp cho người sử dụng tạo ra lợi nhuận. Nhưng hãy cẩn thận với chúng, nợ thì phải trả, trả nợ là trách nhiệm của người mượn nợ. Nếu không thể đảm bảo được trách nhiệm ấy, người nợ có thể đối diện với án tù theo quy định của pháp luật.