Người có công cách mạng định cư ở nước ngoài được hưởng các chế độ sau đây từ ngày 01/01/2018

Chủ đề   RSS   
  • #473055 31/10/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Người có công cách mạng định cư ở nước ngoài được hưởng các chế độ sau đây từ ngày 01/01/2018

    Chính phủ vừa công bố Dự thảo Nghị định quy định một số chế độ, chính sách đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài, dự kiến được ban hành trong năm 2018, có hiệu lực từ 01/01/2018.

    Theo đó, các đối tượng là người có công cách mạng định cư ở nước ngoài sau đây được hưởng chế độ hỗ trợ một lần và một số chế độ đãi ngộ khác:

    1. Người đã có quyết định công nhận là người có công với cách mạng thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng (bao gồm cả thân nhân của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hằng tháng) theo quy định của pháp luật về ưu đãi với người có công với cách mạng nhưng bị dừng hưởng chế độ do định cư ở nước ngoài. 

    2. Người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đang định cư ở nước ngoài, gồm: 

    a) Quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp nhập ngũ hoặc tuyển dụng vào Quân đội trước ngày 20/07/1954  mà đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31/12/1960 trở về trước;

    b) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ, tuyển dụng từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 01 tháng 4 năm 2000 (bao gồm cả đối tượng đi học tập, lao động hợp tác quốc tế đang định cư ở nước ngoài);

    c) Dân quân tập trung ở miền Bắc, trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 8/1964 đến ngày 27/01/1973 (đối với dân quân tập trung thuộc các xã giáp gianh bên bờ Bắc sông Bến Hải trên vĩ tuyến 17 và các xã nằm trong khu phi quân sự trong khoảng thời gian từ 7/1954 đến ngày 30/04/1975);

    d) Du kích tập trung (bao gồm cả lực lượng mật) tham gia hoạt động cách mạng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các chiến trường B, C, K từ tháng 7/1954 đến ngày 30/04/1975;

    đ) Cán bộ dân chính đảng ở miền Nam tham gia hoạt động cách mạng, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các chiến trường B, C, K  từ tháng 7/1954 đến ngày 30/04/1975;

    e) Thanh niên xung phong tham gia kháng chiến trong khoảng thời gian từ tháng 7/1950 đến ngày 30/04/1975 (bao gồm cả thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến trog khoảng thời gia từ tháng 3/1965 đến ngày 30/04/1975 ).

    3. Người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài, gồm:

    a) Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, nhập ngũ, tuyển dụng vào quân đội, công an, cơ yếu sau ngày 30/04/1975, trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới phía Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 02/1979 đến ngày 31/12/1988, biên giới Tây Nam từ tháng 5 năm 1975 đến ngày 07 tháng 01 năm 1979, truy quyét Pul rô từ tháng 5/1975 đến tháng 12/1992, thuộc địa bàn các huyện biên giới, các tỉnh Tây Nguyên và các huyện tiếp giáp huyện biên giới có xảy ra chiến sự (bao gồm cả các huyện đảo biên giới); hoặc tham gia làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia từ tháng 01/1979 đến ngày 31/08/1989, hoặc giúp bạn Lào từ tháng 5/1975 đến ngày 31/12/1988, đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước này 01/4/2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01/01/1995 (bao gồm cả đối tượng đi học tập, lao động hợp tác quốc tế đang định cư ở nước ngoài);

    b) Công nhân, viên chức quốc phòng, công nhân, viên chức công an, công nhân viên chức nhà nước, chuyên gia các ngành; cán bộ xã, phường, thị trấn; dân quân tự vệ, công an xã do chính quyền cấp xã tổ chức và quản lý; thanh niên xung phong tập trung sau ngày 30/04/1975, thôi việc trước ngày 01/01/1995, có thời gian trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới phía Bắc, Tây Nam, truy quyét Pul rô hoặc làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Campuchia trong khoảng thời gian và địa bàn như đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản này.

    4. Dân công hỏa tuyến, được Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên huy động, quản lý tập trung và được giao nhiệm vụ phục vụ chiến đấu cho các đơn vị Quân đội hoặc phục vụ tại các chiến trường trong thời gian và địa bàn sau đây, đang định cư ở nước ngoài:

    a) Tham gia kháng chiến chống Pháp từ tháng 9/1945 đến tháng 7/1954; chống Mỹ từ tháng 7/1954 đến ngày 30/04/1975, địa bàn thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi cả nước và ở Lào, Campuchia;

    b) Tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế trong khoảng thời gian và địa bàn tương tự như đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

    5. Thân nhân của đối tượng nêu trên, bao gồm: Bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp theo quy định của pháp luật.

    Chế độ hỗ trợ một lần được xác định như sau:

    * Đối với người đã có quyết định công nhận là người có công với cách mạng thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng (bao gồm cả thân nhân của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hằng tháng) theo quy định của pháp luật về ưu đãi với người có công với cách mạng nhưng bị dừng hưởng chế độ do định cư ở nước ngoài: 

    - Đối với đối tượng còn sống: Chế độ hỗ trợ một lần được tính từ (tháng, năm) bị dừng hưởng đến (tháng, năm) có quyết định thực hiện chế độ hỗ trợ một lần của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định này. Cách tính như sau: A = (B - C) x D.

    Trong đó: A là mức hỗ trợ một lần; B là thời điểm (tháng, năm) có quyết định hỗ trợ; C là thời điểm (tháng, năm) đối tượng bị dừng hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng; D là mức trợ cấp, phụ cấp tại tháng liền kề trước tháng bị dừng hưởng chế độ (được chuyển đổi theo quy định của Chính phủ tại thời điểm thực hiện chế độ hỗ trợ);

    - Đối với đối tượng đã từ trần: Thân nhân của đối tượng bao gồm bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được hưởng chế độ hỗ trợ một lần tính từ thời điểm (tháng, năm) bị dừng hưởng chế độ độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đến thời điểm (tháng, năm) đối tượng từ trần. Cách tính như sau: A = (G - C) x D, trong đó: G là thời điểm (tháng, năm) đối tượng từ trần;

    - Đối với thân nhân là con đẻ, con nuôi hợp pháp của liệt sĩ được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng, được hưởng chế độ hỗ trợ một lần tính từ (tháng, năm) bị dừng hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng đến (tháng, năm) đủ 18 tuổi. Cách tính như sau: A = (18 - H) x D (trong đó: 18 là số tuổi được hưởng trợ cấp của con liệt sĩ; H là số tuổi con liệt sĩ tại thời điểm bị dừng hưởng chế độ);

    - Trường hợp, đối tượng còn sống, đã được hưởng chế độ hỗ trợ một lần quy định trên, sau đó từ trần, khi từ trần, thân nhân bao gồm bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp tiếp tục được hưởng chế độ hỗ trợ một lần; thời gian tính hưởng chế độ được tính từ tháng sau liền kề tháng có quyết định hưởng chế độ hỗ trợ lần trước, đến thời điểm (tháng, năm) đối tượng từ trần.

    Cách tính như sau: A = (G - I) x D, trong đó: I là thời điểm (tháng, năm) liền kề của tháng có quyết định hưởng chế độ hỗ trợ một lần quy định tại điểm a khoản này. 

    * Các đối tượng còn lại, trừ thân nhân:

    i. Được hưởng chế độ hỗ trợ một lần, mức hưởng được tính theo số năm tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, dân công hỏa tuyến (gọi chung là thời gian công tác). Cụ thể như sau:

    - Từ đủ 2 năm công tác trở xuống, mức hỗ trợ một lần bằng 4.000.000 đồng.

    - Trên 2 năm, thì từ năm thứ 3 trở đi mỗi năm được cộng thêm 1.500.000 đồng.

    Trường hợp đã từ trần trước ngày 01/01/2018 thì một trong những thân nhân bao gồm bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được hỗ trợ một lần bằng 6.000.000 đồng.

    ii. Thời gian tính hưởng chế độ

    Đối tượng là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân là tổng thời gian công tác trong quân đội, công an, cơ yếu (trừ thời gian đi lao động hợp tác quốc tế).

    Các đối tượng còn lại là thời gian trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian và địa bàn quy định.

    - Trường hợp, một người có thời gian tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế và tham gia dân công hỏa tuyến thuộc các nhóm đối tượng khác nhau quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 2 Nghị định này hoặc có thời gian công tác gián đoạn thì được cộng dồn. Trừ thời gian đã được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần hoặc hằng tháng theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Phụ lục I kèm theo Nghị định này).

    - Khi thời gian tính hưởng chế độ hỗ trợ một lần nếu có tháng lẻ thì đủ 06 tháng trở lên được tính bằng một năm, dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm.

    Trường hợp, đối tượng là người đã có quyết định công nhận là người có công với cách mạng thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp, phụ cấp hằng tháng (bao gồm cả thân nhân của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hằng tháng) theo quy định của pháp luật về ưu đãi với người có công với cách mạng nhưng bị dừng hưởng chế độ do định cư ở nước ngoài, đồng thời thuộc đối tượng còn lại (trừ trường hợp trước khi định cư ở nước ngoài thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hằng tháng) thì được hưởng cả chế độ hỗ trợ nêu trên.

    Chế độ đãi ngộ khác:

    - Được cấp “Giấy chứng nhận” người có công hoặc người tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế hoặc dân công hỏa tuyến.

    - Nếu về nước định cư: được hưởng chế độ hỗ trợ một lần và chế độ BHYT, trợ cấp mai táng.

    Xem chi tiết Dự thảo Nghị định quy định một số chế độ, chính sách đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đang định cư ở nước ngoài tại file đính kèm.

     
    3221 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận