Người chiếm hữu làm mất tài sản.

Chủ đề   RSS   
  • #61557 20/09/2010

    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Người chiếm hữu làm mất tài sản.

    Tình huống như sau:

    A cho B mượn xe để B đi công chuyện, B gửi xe cho C thì bị mất. C không chịu đền cho B với lý do là B không đưa ra được bằng chứng nào về sở hữu xe.


     Vậy trong tình huống này, B là người chiếm hữu tài sản có thể kiện C để đòi bồi thường hay không? và B phải làm gì để được bồi thường?

    Các sinh viên luật cho ý kiến của mình nhé!
    Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 08:24:49 AM Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 08:24:26 AM Cập nhật bởi LawSoft08 ngày 30/09/2010 08:23:58 AM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    14081 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #62777   01/10/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Khiếp! Vừa mới sáng ra đã bị "đánh phủ đầu" rồi.
    Người gửi xe thì họ đã tự biết xe của mình thế nào rồi chứ, sao lại phải kiểm tra nữa #0072bc;">Unjustice. Còn người giữ muốn thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, đồng thời để tránh rủi ro có thể xảy ra thì phải kiểm tra thôi.
    Giả sử như có một người mang chiếc xe cà khổ vào gửi, lấy vé (ghi số) ra về. Lát sau quay lại vào bãi giữ xe, chọn một con xe xịn xoá số thật đi rồi ghi số vé của mình vào, dắt xe ra đi luôn. Vậy thì trách nhiệm thuộc về ai nhỉ?

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #62788   01/10/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    @ #33cccc;">BachThanhDC

    Dĩ nhiên là người gửi biết là mình gửi cái gì chứ, kiểm tra ở đây là kiểm tra xem người nhận gửi có ghi đúng các thông tin để xác định vật gửi hay không. Ví dụ một bên đem điện thoại đi sửa thì cả hai bên đều phải kiểm tra xem thông tin ghi có đúng với điện thoại được sửa để bảo đảm đòi đúng và trả đúng (ví dụ một bên gửi nokia TQ mà lát nữa đòi nokia xịn thì mệt và ngược lại). Nhưng đây là trách nhiệm của cả hai bên để tránh tranh chấp xảy ra sau này chứ không phải của bên nhận gửi không.

    Còn trường hợp bác nêu là tiền đề để xảy ra vụ việc mình đang tranh luận đấy .

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #62815   01/10/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Theo em, luật đã quy định người giữ tài sản phải trả lại đúng tài sản đã nhận, thì nếu họ làm mất, họ cũng phải bồi thường một giá trị ngang với giá trị tài sản họ làm mất. Như vậy, nghĩa vụ chứng minh giá trị tài sản mà họ làm mất cũng là của họ.

    Như vậy hướng giải quyết của em là: sau khi mất xe, mà người gửi đã đưa ra các bằng chứng chứng minh tài sản của mình bị mất có giá trị bao nhiêu rồi, mà người trông xe không muốn bồi thường hoặc bồi thường thấp hơn giá trị tài sản mà người gửi đã đưa ra; thì họ phải tự chứng minh điều đó, người gửi không có nghĩa vụ này. Họ không chứng minh được, thì họ phải bồi thường theo giá trị tài sản mà người gửi đã đưa ra.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #62834   01/10/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần




    Hoàn toàn chính xác! Nghĩa vụ chứng minh trong tranh chấp dân sự thuộc về cả hai bên, chứ không phải là trách nhiệm của bên nào. Việc C lý sự cùn để bắt B thực hiện chứng minh thiệt hại mà mình không chịu tìm bằng chứng để phản bác bằng chứng do B đưa ra là không phù hợp với nguyên tắc tố tụng dân sự được nêu tại điều 79 điểm 2 BLTTDS "Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh".

    Vì vậy C không thể cãi chày cãi cối là không biết, không chấp nhận mà không tự mình tìm bằng chứng để phản bác lại yêu cầu hay chứng cứ do B đưa ra.

    Bài học rút ra:

    1 - Trong giao dịch dân sự phải luôn bảo đảm mình có được những bằng chứng tốt nhất để bảo vệ mình vì khi ra tòa thì bằng chứng quan trọng. (Trong trường hợp B cố tình gian lận mà C không phản bác được thì C cũng phải chịu)

    2 - Trong quan hệ gửi giữ tài sản phải cố gắng xác định chính xác tài sản gửi để tránh tranh chấp xảy ra sau này.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |