Người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đều có tư cách bị hại đúng không?

Chủ đề   RSS   
  • #534648 05/12/2019

    Nguyenlin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2019
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 108 lần


    Người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đều có tư cách bị hại đúng không?

    Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người bị hại được hiểu “ là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”. Vậy có phải tất cả những người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đều được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại đúng không?

    Căn cứ Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định, người bị hại có các đặc điểm sau:

    - Thứ nhất: về chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ chức

    - Thứ hai: thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm: Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín.

    Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp.

    - Thứ ba: thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự.

    - Thứ tư: công dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.

    Như vậy, để đươc xem là người có tư cách bị hại khi tham gia tố tụng hình sự thì thiệt hại của người này phải trực tiếp từ hành vi phạm tội, mục đích của người phạm tội là trực tiếp gây ra thiệt hại cho chủ thể này.

    Do đó, không phải tất cả những người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra đều được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại. Mà chỉ những người nào có các đặc điểm nêu trên mới được xem là người bị hại.

    Một ví dụ để hiểu rõ hơn trong trường hợp này là: Ông C đánh chị B gây thương tích tại cửa hàng Q. Gây hậu quả làm chị B bị thương nặng và hư hỏng tài sản tại cửa hàng Q. Theo đó, Q khởi kiện C ra tòa và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản bị hư hỏng. Như vậy, trong trường hợp này cửa hàng Q được xác định là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự chứ không phải người bị hại.

    Vì cửa hàng Q bị thiệt hại do hành vi phạm tội của C nhưng cửa hàng Q không được coi là bị hại trong vụ án cố ý gây thương tích mà chị B mới được xem là bị hại, còn cửa hàng Q được coi là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự này.

    Xem chi tiết phân biệt giữa người bị hại và nguyên đơn dân sự tại đây;

    Xem thêm:

    >>> Những trường hợp ĐƯỢC và KHÔNG ĐƯỢC bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự

    >>> Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015

    Cập nhật bởi Nguyenlin ngày 05/12/2019 03:37:37 CH
     
    9720 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Nguyenlin vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận