Nghĩa vụ quân sự

Chủ đề   RSS   
  • #397817 27/08/2015

    duongcunglacloi

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nghĩa vụ quân sự

    Luật sư cho em hỏi , em nhận được giấy  trúng nghĩa vụ , nhưng nhà em thì 1 mẹ 1 con , em thì lại đang làm việc để cung cấp tài chính gia đình , dù mẹ em chưa tới tuổi hết lao động như trong luật nhưng đã già yếu , em không thể đi nghĩa vụ bỏ lại mẹ được , hiện giờ em có trốn tránh nghĩa vụ quân sự , và biết sau lần đầu sẽ bị phạt hành chính . sau khi phạt hành chính thì em có thể về nhà sinh hoạt bình thường phải không ạ , lần 2 hoặc lần 3 mới bị truy cứu hình sự phải không luật sư .

     
    4879 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #397924   28/08/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Đúng rồi bạn 

     
    Báo quản trị |  
  • #454786   27/05/2017

    Theo quy định tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016), nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

    Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.

    Tuy nhiên, như bạn trình bày thì trường hợp của bạn là một mẹ một con và bạn đang phải làm việc để nuôi gia đình vì mẹ bạn thì đang già yếu không tự nuôi bản thân được, nên theo mình bạn có thể xin tạm hoãn gọi nhập ngũ theo điểm b khoản 1 điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự với lý do là lao động duy nhất cho gia đình, mẹ của bạn không còn khả năng lao động mà cuộc sống hai mẹ con phải dựa vào nguồn thu nhập của bạn. Muốn tạm hoãn nhập ngũ, bạn phải thực hiện công việc sau: Chờ kết luận của Hội đồng khám sức khỏe, các giấy tờ cần thiết chứng minh bản thân thuộc diện tạm hoãn nhập ngũ… kèm đơn xin tạm hoãn gọi nhập ngũ tới cơ quan có thẩm quyền xem xét (Chủ tịch UBND cấp huyện).

    Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

    1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

    a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

    b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

    Ngoài ra nếu bạn cứ trốn tránh không đi nghĩa vụ quân sự mà không có lý do thì có thể bị xử phạt.

    Công dân không thi hành nghĩa vụ quân sự thì tùy theo mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:

    Theo quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thì hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự bị phạt cảnh cáo. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp được áp dụng hình thức cảnh cáo.

    Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

    Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định.

    Theo quy định tại Điều 259 Bộ luật Hình sự về tội Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình; phạm tội trong thời chiến; lôi kéo người khác phạm tội.

     
    Báo quản trị |  
  • #454791   27/05/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Tại Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu có quy định như sau:

    Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ

    1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

    Theo đó, đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự (trốn tránh lệnh gọi nhập ngũ) thì bị xử phạt theo quy định trên và buộc phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đã trốn tránh đó.

    Trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự và đã áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nhưng vẫn không thực hiện thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 259 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009:

    Điều 259. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

    1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

    A) Tự gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ của mình;

    B) Phạm tội trong thời chiến;

    C) Lôi kéo người khác phạm tội.

    Như vậy, đối với trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự mà vẫn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |