NGHĨA VỤ BÀN GIAO CÔNG VIỆC KHI NGHỈ VIỆC

Chủ đề   RSS   
  • #468022 18/09/2017

    NGHĨA VỤ BÀN GIAO CÔNG VIỆC KHI NGHỈ VIỆC

    Trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động (NSD) và người lao động (NLĐ), vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động diễn ra rất phổ biến. Trong rất nhiều trường hợp, NSD đã yêu cầu NLĐ bàn giao công việc trước khi nghỉ nhưng NLĐ không thực hiện. Trong những trường hợp này, pháp luật lao động có bảo vệ người lao động hay không?

    Căn cứ theo Bộ luật lao động 2012, thì khi chấm dứt hợp đồng lao động, NLĐ chỉ có nghĩa vụ báo trước theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37.

    Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    Còn các nghĩa vụ khác  thì không được quy định. Điều đó đồng nghĩa là nếu NLĐ không chịu bàn giao trước khi nghỉ việc thì NSD cũng không thể có căn cứ pháp lý nào để buộc NLĐ bàn giao hoặc bồi thường nếu có thiệt hại.

    Vậy NSD phải làm cách nào để tự bảo vệ mình?

    Cách duy nhất để NSD tránh gặp phải trường hợp này, đó là quy định nghĩa vụ bàn giao ngay tại Hợp đồng lao động. Đồng thời NSD nên quy định cả chế tài khi NLĐ không thực hiện nghĩa vụ này. Chế tài có thể là không thanh toán những khoản lương NSD chưa thanh toán cho NLĐ. Nhưng tuyệt đối không được giữ sổ bảo hiểm của NLĐ vì hành vi đó trái với quy định tại khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động.

    Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

    [...]3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

     NLĐ có nên bàn giao công việc trước khi nghỉ việc?

    Theo mình, dù NLĐ làm công việc gì thì cũng nên đề nghị bàn giao lại công việc cho NSD trước khi nghỉ việc. Việc làm này chủ yếu mang tính đạo đức nghề nghiệp, cũng giúp NLĐ để lại một ấn tượng tốt đối với NSD. Vì biết đâu NLĐ sẽ gặp lại NSD trong một trường hợp nào đó.

     
    36053 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #468029   18/09/2017

    HAGLGROUP
    HAGLGROUP

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/06/2009
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    "Cách duy nhất để NSD tránh gặp phải trường hợp này, đó là quy định nghĩa vụ bàn giao ngay tại Hợp đồng lao động. Đồng thời NSD nên quy định cả chế tài khi NLĐ không thực hiện nghĩa vụ này. Chế tài có thể là không thanh toán những khoản lương NSD chưa thanh toán cho NLĐ.

    Tại sao được quy định chế tài "không thanh toán những khoản lương NSD chưa thanh toán cho NLĐ." trong khi khoản 2 Điều 47 BLLĐ quy định trách nhiệm thanh toán là trách nhiệm của cả 2 bên?

     

     

    Cập nhật bởi hoanganhnha ngày 18/09/2017 09:43:44 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #468031   18/09/2017

    hoanganhnha viết:

    "Cách duy nhất để NSD tránh gặp phải trường hợp này, đó là quy định nghĩa vụ bàn giao ngay tại Hợp đồng lao động. Đồng thời NSD nên quy định cả chế tài khi NLĐ không thực hiện nghĩa vụ này. Chế tài có thể là không thanh toán những khoản lương NSD chưa thanh toán cho NLĐ.

    Tại sao được quy định chế tài "không thanh toán những khoản lương NSD chưa thanh toán cho NLĐ." trong khi khoản 2 Điều 47 BLLĐ quy định trách nhiệm thanh toán là trách nhiệm thanh toán của cả 2 bên?

     

    Chào bạn! Mặc dù Luật quy định là vậy. Nhưng nếu trong hợp đồng đã có quy định về nghĩa vụ bàn giao công việc trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thì khi NLĐ nghỉ việc nhưng không thực hiện nghĩa vụ bàn giao có nghĩa là NLĐ đã vi phạm hợp đồng. Từ đó dẫn đến việc phải chịu phạt vi phạm hợp đồng. Nhưng khi NLĐ đã nghỉ việc thì NSD sẽ không thể làm gì được nữa, cho nên mới phải dùng chế tài không thanh toán tiền lương.

    Trên thực tế mà nói, đối với lao động phổ thông thì trách nhiệm bàn giao công việc không quá quan trọng. Tuy nhiên, nếu là một NLĐ thực hiện những công việc đặc biệt như giám đốc điều hành, nhân sự, văn thư lưu trữ,... mà nếu không bàn giao công việc thì sẽ khiến NSD phải có thời gian sắp xếp lại công việc, thiệt hại trong trường hợp này là hoàn toàn có thể xảy ra. Cho nên việc áp dụng chế tài để bảo vệ NSD là nên thực hiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #513937   20/02/2019

    Dragon.hp
    Dragon.hp

    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đổ tội ăn cắp để sa thải nhân viên

    Tôi làm việc khách sạn đc 2 năm, tháng 1 vừa rồi, do sơ ý mua đèn led dây nhưng qua an njnh ko khai báo. Khi về an njnh kiểm tra và chụp lại, ngày hôm sau mới lập biên bản và bắt tôi tường trình lại sự việc( tôi báo là tôi mua 3 bộ đèn ở quán tạp hoá gần trường học chỗ con tôi...). Sau đó gần 1 tháng tôi đc gọi lên và bắt ký vào biên bản sa thải tôi, nói tôi ăn cắp của cty, và lễ tân bàn giao cho bên tôi 45 bộ. Nhưng chỉ có 33 bộ. Theo tôi đc biết, bên lễ tân không hề có bàn giao ký nhận với bên tôi là giao 45 bộ led dây màu trắng mà led tôi mang vào là led nhiều màu và ko có ai xác nhận là đèn led tôi mang vào là của cty( vì tôi đã mang về nhà) chỉ có hình ảnh chụp, cũng ko có gì chứng minh chỉ là lời nói của trưởng an njnh: mang đồ ra khỏi cty ko khai báo là quy tội ăn cắp của cty. Và hội đồng kỷ luật họp ko hề có tôi tham gia. Đến ngày 14/2 đã có quyết định và 15/2 sa thải tôi, nếu tôi ko ký sẽ gây khó dễ ko trả lương và chốt sổ cho tôi. Tôi đã ký vào tờ biên bản đó. Kính mong mọi luật sư giúp tôi, bây giờ tôi thất nghiệp, mà theo hợp đồng thì đến 10/7 tôi mới hết hợp đồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #514822   28/02/2019

    Mình không đồng tình với quan điểm của bạn vì theo nguyên tắc trả lương (Điều 96 Bộ luật lao động 2012)  thì người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Đồng thời, Khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động 2012 quy định rằng trong  trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    Việc quy định về điều khoản bàn giao trong hợp đồng lao động như bạn đề cập là đi trái với nguyên tắc trả lương và vi phạm Khoản 2 Điều 47 nêu trên nên không thể áp dụng được.

     
    Báo quản trị |