Nghỉ theo chỉ định của bác sĩ có phải bắt buộc bố trí cho NLĐ nghỉ ở nhà?

Chủ đề   RSS   
  • #509786 10/12/2018

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Nghỉ theo chỉ định của bác sĩ có phải bắt buộc bố trí cho NLĐ nghỉ ở nhà?

    Người lao động xin nghỉ đi khám bệnh ngày 07/06/2018 có mang tới sổ khám bệnh làm căn cứ. Trong sổ khám bệnh có ghi chuẩn đoán: người lao động mắc Hội chứng tiền đình, cần nghỉ ngơi trong thời gian uống thuốc (đơn thuốc kê 10 ngày).

    Vậy công ty có quyền không cho phép người lao đọng nghỉ phép được không? Vì sổ khám bệnh chỉ nói nghỉ ngơi mà không nói rõ cần nghỉ dưỡng sức tại nhà không làm việc, người lao động cũng không có giấy tờ nào của cơ sở y tế chứng nhận thời gian cần nghỉ ngơi.

    Nếu không được phép nghỉ, thì tới ngày 13/06/2018 công ty có thể xử lý kỷ luật sa thải người lao động theo trình tự thủ tục được không?

    Trường hợp ngày 15/06/2018 người lao động lại mang Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp tới công ty để xác nhận thời gian điều trị bệnh từ ngày 07/06/2018 tới ngày 14/06/2018 thì công ty có thể xử lý kỷ luật sa thải người lao động nữa hay không?

     

     
    4886 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linhtrang123456 vì bài viết hữu ích
    thuylinh2311 (10/12/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509791   10/12/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Thứ nhất, việc trong sổ khám bệnh ghi “cần nghỉ ngơi trong thời gian uống thuốc” mà người lao động này không có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì Công ty có quyền xem xét có cho họ nghỉ (theo diện nghỉ phép năm hoặc nghỉ không hưởng lương) hoặc không cho nghỉ là tùy vào công ty. Vì nội dung trên sổ khám bệnh chưa đủ cơ sở để công ty cho người lao động nghỉ theo chế độ ốm đau. Công ty có thể xem xét tạo điều kiện cho người lao động trong giờ làm việc được nghỉ ngơi.
     
    Thứ hai, trường hợp người lao động không có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc tự ý nghỉ việc mà không xin phép công ty cũng như không có lý do chính đáng thì công ty có thể áp dụng quy định tại Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động 2012 (được hướng dẫn bởi Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)
     
    "3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng."
     
    Thứ ba, dựa vào thông tin mà chị nêu thì có thể hiểu là từ ngày 07/6 đến ngày 14/6 thì người này tự ý nghỉ việc với lý do là nghỉ ốm đau. Ngày 15 họ mang Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH tới, thì trong trường hợp này công ty KHÔNG THỂ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động là sa thải đối với họ được. Vì họ đã được cơ quan y tế xác nhận trong thời gian họ nghỉ từ ngày 07 đến ngày 14 là nghỉ ốm đau, có xác nhận. Không phải là họ tự ý nghỉ việc mà không có lý do chính đáng. Trường hợp này không xem là chậm nộp vì Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, người lao động trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc có trách nhiệm nộp đủ hồ sơ theo quy định để hưởng chế độ ốm đau. Có nghĩa là họ có tới 45 ngày trong thời hạn để nộp hồ sơ này. Nên không thể kết luận là họ chậm nộp được.
    Cập nhật bởi thuylinh2311 ngày 11/12/2018 08:07:25 SA
     
    Báo quản trị |