Nghị quyết số 96/2023/QH15: 03 hành vi bị nghiêm cấm trong việc lấy, bỏ phiếu tín nhiệm

Chủ đề   RSS   
  • #603735 03/07/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2148)
    Số điểm: 75050
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần


    Nghị quyết số 96/2023/QH15: 03 hành vi bị nghiêm cấm trong việc lấy, bỏ phiếu tín nhiệm

    Ngày 30/6/2023, Tổng Thư ký Quốc hội  Bùi Văn Cường công bố Nghị quyết 96/2023/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

    (1) Nguyên tắc lấy, bỏ phiếu tín nhiệm là gì?

    Theo đó, quy định nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm như sau:

    - Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; bảo đảm quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

    - Dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

    - Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.

    Xem toàn văn Nghị quyết số 96/2023/QH15

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/03/NGH%E1%BB%8A%20QUY%E1%BA%BET%2096.docx

    (2) 03 hành vi bị nghiêm cấm trong việc lấy, bỏ phiếu tín nhiệm 

    Trước đó, tại Nghị quyết 85/2014/QH13 không có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm.

    Đây là nội dung mới về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, cụ thể:

    - Vận động hoặc có hành vi trái pháp luật tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

    - Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất để vận động, lôi kéo, mua chuộc nhằm tác động đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

    - Làm sai lệch kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

    (3) Các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm bao gồm những gì?

    - Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong trường hợp sau đây:

    + Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình đề nghị;

    + Có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;

    + Có kiến nghị của ít nhất là 20% tổng số đại biểu Quốc hội;

    + Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.

    - Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu trong trường hợp sau đây:

    + Có kiến nghị của ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;

    + Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

    + Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”.  

    Xem chi tiết tại Nghị quyết số 96/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 thay thế Nghị quyết 85/2014/QH13.

    Xem toàn văn Nghị quyết số 96/2023/QH15

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/07/03/NGH%E1%BB%8A%20QUY%E1%BA%BET%2096.docx

     
    262 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (29/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận