Hiện nay các đối tượng được phép tiếp xúc với hệ thống dữ liệu của khách hàng là những người có nguy cơ cao làm lộ, lọt thông tin như nhân viên công nghệ thông tin, quản trị hệ thống, nhân viên phòng vé, nhân viên đơn vị phục vụ mặt đất hoặc từ các đại lý bán vé máy bay,…
Theo đó, các đối tượng xấu đã sử dụng nguồn thông tin này để thực hiện một số hành vi vi phạm như lừa đảo mua hàng, trúng thưởng, vay lãi cao hoặc tống tiền,…
Theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, hành vi tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể quy định như sau:
“Điều 10. Vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
[…]
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
[…]
c) Tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính trái pháp luật;
[…]
Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
[…]
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
[…]
m) Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;[…]”
Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.