Chào bạn,
Theo Quy định tại Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014 cụ thể là hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành có quy định:
Điều 42 Quản lý đối tượng
“5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”
"6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động."
Như vậy, việc nghỉ dưỡng sức cũng được xem là nghỉ theo chế độ thai sản, do đó, bạn nên xem lại là trong tháng 04 có tổng cộng bao nhiêu ngày làm việc bình thường. Sau đó, bạn xem là người lao động này có nghỉ thai sản và nghỉ dưỡng sức từ 14 ngày trở lên hay không? Nếu người lao động này đáp ứng nghỉ từ đủ 14 ngày thì không phải đóng Bảo hiểm xã hội. Còn trường hợp nếu nghỉ dưới 14 ngày thì người lao động đó vẫn phải đóng với tỷ lệ như thông thường thôi bạn nhé.