Nghị định quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ

Chủ đề   RSS   
  • #333652 17/07/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Nghị định quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ

    CHÍNH PHỦ

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    Số:    /2014/NĐ-CP

    Hà Nội, ngày     tháng    năm 2014

    Dự thảo 03

    NGHỊ ĐỊNH

    Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

     và mang thai hộ

     
     

     

     

     

    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

    Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình năm (sửa đổi) ngày 19 tháng 6 năm 2014;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

    Chính phủ ban hành Nghị định quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ như sau:

     

    Chương I

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Nghị định này quy định việc cho và nhận tinh trùng; cho và nhận noãn; cho và nhận phôi; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thụ tinh trong ống nghiệm, thực hiện mang thai hộ; lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi; thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; cơ chế thông tin, báo cáo.

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau :

    1.  Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi;

    2. Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống, quan hệ tình dục trung bình 2-3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai; đối với phụ nữ trên 35 tuổi, thời gian quy định là 06 tháng.

    3. Noãn là giao tử của nữ;

    4. Tinh trùng là giao tử của nam;

    5. Phôi là sản phẩm của quá trình kết hợp giữa giao tử của nữ và giao tử của nam;

    6. Phụ nữ độc thân là phụ nữ từ đủ 18 tuổi trở lên đang trong tình trạng không kết hôn theo quy định của pháp luật.

    Điều 3. Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

    1. Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh được quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của pháp luật.

    2. Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi phải được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.

    3. Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc vô danh, trừ trường hợp mang thai hộ; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc.

    Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm

    1. Sinh sản vô tính.

    2. Kinh doanh, quảng cáo tinh trùng, noãn, phôi.

    3. Mang thai hộ vì mục đích thương mại.

             

    Chương II

    QUY ĐỊNH VỀ CHO VÀ NHẬN TINH TRÙNG

     CHO VÀ NHẬN NOÃN, CHO VÀ NHẬN PHÔI

     

    Điều 5. Điều kiện của người cho tinh trùng, cho noãn

    1. Tuổi :

    a) Người cho tinh trùng phải từ đủ 20 tuổi đến 55 tuổi;

    b) Người cho noãn phải từ đủ 18 tuổi đến 35 tuổi.

    2. Được khám và làm các xét nghiệm để xác định người cho không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

    3. Tự nguyện cho.

    4. Không tìm hiểu về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người nhận.

    5. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người đến khi sinh con thành công. Tinh trùng, noãn hoặc sản phẩm phôi được tạo ra từ tinh trùng, noãn xin chưa sử dụng hết sau khi sinh con thành công phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học theo quy định.

    Điều 6. Điều kiện của người nhận tinh trùng, người nhận noãn, người nhận phôi

    1. Có đủ sức khỏe làm kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con.

    2. Không tìm hiểu về tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho.

    3. Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.

    4. Người nhận noãn phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do người vợ hoặc phụ nữ độc thân không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai.

           5. Người nhận phôi phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng hoặc vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ. Người nhận phôi cũng có thể là phụ nữ độc thân trong trường hợp người này không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai

    Điều 7. Sử dụng phôi dư sau khi thụ tinh trong ống nghiệm

     1. Cặp vợ chồng sau khi có con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, nếu không có nhu cầu sử dụng thì số phôi còn lại chưa sử dụng hết có thể tặng lại cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tổ chức, cá nhân khác với sự đồng ý của cả hai vợ, chồng thông qua hợp đồng tặng, cho.

    2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được phép sử dụng phôi để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    3. Phôi của người cho được sử dụng cho một người đến khi sinh con thành công. Phôi còn lại sau khi sinh con thành công phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học theo quy định.

     4. Hội đồng chuyên môn về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tư vấn cho Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc cho phép sử dụng phôi theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. 

     

    Chương III

    CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VÀ MANG THAI HỘ

     

    Điều 8. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thụ tinh trong ống nghiệm

    1. Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

    a) Cơ sở phụ sản, sản-nhi của Nhà nước từ tuyến tỉnh trở lên;

    b) Bệnh viện đa khoa tư nhân có khoa sản, khoa sản-nhi;

    c) Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa sản-nhi tư nhân;

    d) Bệnh viện chuyên khoa nam học.

    2. Được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

    Điều 9. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện mang thai hộ

    PA1:

    Tùy từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Y tế lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để quyết định cho phép thực hiện mang thai hộ.

    (Dự kiến: Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế).

    PA2: Là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

    Điều 10. Điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

    1. Điều kiện về cơ sở vật chất: Đơn nguyên thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm phải có diện tích tối thiểu 500m2. Đơn nguyên phải có đầy đủ các phòng sau đây:

    a) Phòng đón tiếp;

    b) Phòng khám dành cho nam;

    c) Phòng khám dành cho nữ;

    d) Phòng chọc hút noãn;

    đ) Phòng lấy tinh trùng;

    e) Phòng tiệt trùng;

    g) Phòng cấy;

    h) Phòng siêu âm;

    i) Phòng lọc rửa tinh trùng;

    k) Phòng xét nghiệm nội tiết sinh sản có thể cung cấp kết quả trong ngày;

    l) Phòng xét nghiệm tinh trùng đáp ứng các tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới;

    m) Phòng chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng;

    o) Phòng hồi sức cấp cứu

    2. Các phòng: Chọc hút noãn, lấy tinh trùng, tiệt trùng, cấy, siêu âm, lọc rửa tinh trùng, xét nghiệm nội tiết sinh sản có thể cung cấp kết quả trong ngày, xét nghiệm tinh trùng, chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng, hồi sức cấp cứu phải bảo đảm vô khuẩn và đủ các điều kiện về diện tích, ánh sáng, độ ồn, nhiệt độ và chất lượng không khí theo tiêu chuẩn TCVN 3733/2002.

    3. Điều kiện về trang thiết bị

    Có đầy đủ các trang thiết bị để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo quy định.

    4. Điều kiện về nhân lực

    Có ít nhất 02 bác sĩ được đào tạo về kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và 02 nhân viên có trình độ đại học y, dược hoặc cử nhân sinh học được đào tạo về phôi học lâm sàng.

    5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định điều kiện về trang thiết bị, văn bằng, chứng chỉ, nhân sự của cơ sở thụ tinh trong ống nghiệm; quy trình kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

    Điều 11. Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

    1. Hồ sơ đề nghị công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, gồm:

    a) Công văn đề nghị; trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế đề nghị Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì Sở Y tế phải có công văn đề nghị;

              b) Bản kê khai nhân sự, trang thiết bị, sơ đồ mặt bằng của đơn vị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;

            c) Bản sao hợp pháp các văn bằng, chứng chỉ của cán bộ trực tiếp thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (công nhận chứng nhận, chứng chỉ của cán bộ thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nếu được đào tạo ở nước ngoài tại các cơ sở đủ tiêu chuẩn được tổ chức đào tạo như điều kiện ở Việt Nam);

            d) Riêng đối với bệnh viện tư nhân phải có thêm bản sao hợp pháp chứng chỉ hành nghề của giám đốc bệnh viện, giấy phép hoạt động.

    2. Hồ sơ lập thành 01 bộ, đóng thành quyển và gửi về Bộ Y tế.

    Điều 12. Trình tự, thủ tục thành lập đoàn thẩm định và ra quyết định công nhận cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

    1. Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm hợp lệ, Bộ Y tế thành lập đoàn thẩm định.

    2. Thành phần Đoàn thẩm định gồm đại diện lãnh đạo và chuyên viên phụ trách về sức khỏe bà mẹ và trẻ em, pháp chế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chức năng chỉ đạo tuyến và thành phần khác có liên quan.

    3. Việc thẩm định được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đề nghị công nhận và phải bảo đảm các yêu cầu sau:

    a) Kiểm tra văn bằng, chứng chỉ, trình độ chuyên môn của nhân viên tại đơn nguyên thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và các phòng chuyên môn khác có liên quan đến việc thực hiện các kỹ thuật này;

    b) Kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

    4. Lập biên bản thẩm định.

    5. Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định, Trưởng Đoàn thẩm định phải trình Biên bản thẩm định lên Lãnh đạo Bộ để xem xét, ra quyết định công nhận cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Chương IV

    LƯU GIỮ TINH TRÙNG, LƯU GIỮ NOÃN, LƯU GIỮ PHÔI 

     

    Điều 13. Lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi

    1. Việc lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi được tổ chức trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để lưu giữ, bảo quản tinh trùng, noãn, phôi phục vụ cho việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

    2. Sau khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh bằng ống nghiệm thành công, nếu người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi không còn nhu cầu sử dụng tinh trùng, noãn, phôi mà hiến tặng cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở được quyền sử dụng tinh trùng, noãn, phôi đó để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm cho người khác nhưng phải bảo đảm quy định pháp luật.

    Điều 14. Gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi

    1. Việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

    a) Người chồng hoặc người vợ trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh;

    b) Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân;

    c) Người tình nguyện hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi;

    d) Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân lưu giữ phôi còn dư sau thụ tinh trong ống nghiệm thành công.

    2. Người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi phải trả chi phí lưu giữ, bảo quản theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết hoặc ly hôn, cơ sở lưu giữ tinh trùng phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản. Các quan hệ phát sinh trong trường hợp này thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự.

    3. Người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi nếu sau đó muốn cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi thì cơ sở lưu giữ phải sử dụng biện pháp mã hóa các thông tin về người cho.

    Chương V

    THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

     

    Điều 15. Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm

    1. Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm gửi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được công nhận thực hiện các kỹ thuật này, gồm:

    a) Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm.

    b) Hồ sơ khám xác định vô sinh của cặp vợ, chồng đứng tên trong đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm.

    2. Khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức hội chẩn, thông qua Hội đồng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trình Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được Giám đốc ủy quyền phê duyệt việc chỉ định áp dụng thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm. Trong trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm thì cơ sở khám  phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do không thực hiện được.

    Điều 16. Kinh phí để thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm

    1. Kinh phí để thực hiện các kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm theo sự thỏa thuận giữa cặp vợ chồng vô sinh với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên nguyên tắc bảo đảm đủ chi phí cho việc thực hiện các kỹ thuật trên theo quy định của Bộ Y tế.

    2. Trường hợp người thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm đặc biệt khó khăn, nhân viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể đề nghị Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét việc miễn, giảm kinh phí thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

    3. Việc miễn, giảm kinh phí thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được trích từ tiền thu một phần viện phí và từ các nguồn tài trợ nhân đạo khác (nếu có).

    Chương VI

    MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO

     

    Điều 17. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

    1. Điều kiện của vợ chồng nhờ mang thai hộ và người được nhờ mang thai hộ thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi).

    2. Cơ quan có thẩm quyền xác định người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ là cơ quan tư pháp cấp xã.

    3. Tổ chức y tế có thẩm quyền xác nhận về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và xác nhận về khả năng mang thai hộ của người được nhờ mang thai hộ là cơ sở đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

    Điều 18. Hồ sơ đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện mang thai hộ

    1. Đơn đề nghị được phép mang thai hộ thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này;

    2. Các tài liệu chứng minh và giấy tờ xác nhận điều kiện của vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ theo quy định tại Điều 95 của Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi);

    3. Bản thỏa thuận giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ đã được công chứng.

    Điều 19. Thẩm quyền tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý

    Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế cho phép thực hiện mang thai hộ phải thành lập Hội đồng tư vấn thực hiện mang thai hộ. Hội đồng này có trách nhiệm tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có luật sư hoặc nhà xã hội học hoặc bác sỹ tâm lý thì có thể ký hợp đồng với cá nhân có bằng cấp chuyên môn hoặc tổ chức có chức năng tư vấn về các lĩnh vực này.

    Điều 20. Trách nhiệm của người tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý

    1. Người tư vấn về y tế hoặc pháp lý hoặc tâm lý cho vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc người mang thai hộ phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn mà mình tư vấn, tư vấn độc lập, không được đồng thời tư vấn cho cả vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ.

    2. Xác nhận việc đã tư vấn về y tế hoặc pháp lý hoặc tâm lý độc lập bằng một trong các hình thức sau đây:

    a) Giấy chứng nhận của nhà xã hội học;

    b) Bản thông tin về những nội dung đã tư vấn của luật sư.

    c) Bản đánh giá tâm lý của bác sỹ tâm lý;

    3. Người tư vấn về y tế hoặc pháp lý hoặc tâm lý phải ký, ghi rõ họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc và ngày tư vấn vào bản xác nhận theo nội dung tư vấn quy định tại Khoản 2 Điều này.

    Điều 21. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện mang thai hộ

    1. Xem xét, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện mang thai hộ. Trường hợp nghi ngờ có thể yêu cầu bổ sung các giấy tờ khác có liên quan hoặc phỏng vấn trực tiếp.

    2. Chịu trách nhiệm về tính pháp lý và chuyên môn, kỹ thuật do cơ sở mình thực hiện.

    Điều 22. Kinh phí thực hiện mang thai hộ

    Kinh phí thực hiện mang thai hộ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định này. Ngoài ra, người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ phải trả thêm chi phí tư vấn y tế, pháp lý, tâm lý theo thỏa thuận giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ.

     

     

     

     

    Chương VII

    THÔNG TIN, BÁO CÁO

     

    Điều 23. Thông tin và chế độ báo cáo

    1. Bộ Y tế có trách nhiệm cập nhật danh sách các cơ sở được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, thực hiện mang thai hộ; tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật và kết quả xử lý vi phạm pháp luật về hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.

    2. Định kỳ vào ngày 30/6 và 31/12 hằng năm, các cơ sở được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, thực hiện mang thai hộ có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ về Bộ Y tế theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.

    Điều 24. Lưu giữ, chia sẻ thông tin về người cho, nhận tinh trùng; cho, nhận noãn; cho, nhận phôi

    1. Việc cho, nhận, lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi phải được mã hóa và nhập vào hệ cơ sở dữ liệu chung, sử dụng trong toàn quốc, bảo đảm cơ chế chia sẻ thông tin giữa Bộ Y tế và các cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; bảo đảm việc cho, nhận tinh trùng, noãn, phôi thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

    2. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

             

    Chương VIII

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 25. Hiệu lực thi hành

    Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

    Bãi bỏ Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực

    Điều 26. Trách nhiệm thi hành

    Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

        Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./.

     

    TM. CHÍNH PHỦ

    THỦ TƯỚNG

    Nơi nhận:

    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;

    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

    - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

    - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

    - Văn phòng TW và các Ban của Đảng;                        Nguyễn Tấn Dũng

    - Văn phòng Chủ tịch nước;

    - Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;

    - Văn phòng Quốc hội;

    -Tòa án nhân dân tối cao;                                                 

    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

    - Kiểm toán Nhà nước;                                                                  

    - Ủy ban Giám sát tài chính QG;

    - Ngân hàng Chính sách Xã hội;

    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

    - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

    - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT,

      các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

    - Lưu: Văn thư, KGVX (5b).

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Mẫu số 01. Mẫu đơn đề nghị cho phép tiến hành mang thai hộ

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

     

     

                           Hà Nội, ngày     tháng     năm 20...

         

     

    Kính gửi: .... (Cơ sở được phép mang thai hộ)

     

    I. Phần dành cho vợ, chồng nhờ mang thai hộ:

    1. Thông tin của vợ, chồng nhờ mang thai hộ (người nhờ mang thai hộ):

    -         Tên vợ:……………………………………………………………..

    Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………..

    Địa chỉ:………………………………………………………………..

    Số điện thoại: Nhà riêng:………………………. Di động:…………..

    Email:………………………………………………………………….

    -         Tên chồng:…………………………………………………………

    Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………..

    Địa chỉ:………………………………………………………………..

    Số điện thoại: Nhà riêng:………………………. Di động:…………..

    Email:………………………………………………………………….

    2. Tóm tắt lý do đề nghị cho phép mang thai hộ

    …………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………

    3. Thỏa thuận bằng văn bản thể hiện sự đồng ý của người mang thai hộ và nhờ mang thai hộ

    Đã có  □                               Chưa có  □

    4. Người nhờ mang thai hộ đã được nhà xã hội học tư vấn độc lập về việc mang thai hộ (quyền, trách nhiệm đối với đứa trẻ; quyền, trách nhiệm của người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ; tâm lý, tình cảm trong quá trình mang thai và sinh con, những phát sinh có thể xảy ra sau khi sinh con)

    Rồi  □                                 Chưa  □

    Ngày tư vấn:……………………………………………………………..

    Người tư vấn:……………………………………………………………

    (01 bản copy Giấy chứng nhận của nhà xã hội học tư vấn độc lập phải được kèm theo Đơn này)

    5. Người nhờ mang thai hộ đã được kiểm tra về tâm lý bởi bác sỹ tâm lý chưa?

    Rồi  □                                 Chưa  □

    Ngày kiểm tra :…………………………………………………………

    Tên bác sỹ:……………………………………………………………..

    (01 bản copy Bản đánh giá của bác sỹ tâm lý phải được kèm theo đơn này)

    6. Người nhờ mang thai hộ đã được tư vấn về pháp lý bởi luật sư về những vấn đề pháp lý liên quan đến việc mang thai hộ chưa?

    Rồi  □                                 Chưa □

    Ngày tư vấn :…………………………………………………………

    Tên luật sư:…………………………………………………………..

    (01 bản copy Bản thông tin những nội dung đã được tư vấn phải được kèm theo đơn này)

     

    7. Người nhờ mang thai hộ đã được bác sỹ kiểm tra về y tế liên quan đến việc mang thai hộ chưa?

    Rồi  □                                 Chưa  □

    Ngày kiểm tra :…………………………………………………………

    Tên bác sỹ:…………………………………………………………..

    (01 bản copy báo cáo kiểm tra của bác sỹ phải được kèm theo đơn này)

    II. Phần dành cho vợ, chồng mang thai hộ (người mang thai hộ)

    1.     Phần thông tin của người mang thai hộ

    -         Tên vợ:……………………………………………………………..

    Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………..

    Địa chỉ:………………………………………………………………..

    Số điện thoại: Nhà riêng:………………………. Di động:…………..

    Email:………………………………………………………………….

    -         Tên chồng:…………………………………………………………

    Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………..

    Địa chỉ:………………………………………………………………..

    Số điện thoại: Nhà riêng:………………………. Di động:…………..

    Email:…………………………………………………………………….

    Tiền sử sinh sản của người vợ (bao gồm thời gian, thông tin chi tiết và kết quả của những lần mang thai trước)

    …………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………

    2. Tóm tắt lý do đồng ý mang thai hộ

    …………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………

    3. Thỏa thuận bằng văn bản thể hiện sự đồng ý của người mang thai hộ và nhờ mang thai hộ

    Đã có  □                               Chưa có  □

    4. Người mang thai hộ đã được nhà xã hội học tư vấn độc lập về việc mang thai hộ (quyền, trách nhiệm đối với đứa trẻ; quyền, trách nhiệm của người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ; tâm lý, tình cảm trong quá trình mang thai và sinh con, những phát sinh có thể xảy ra sau khi sinh con)

    Rồi  □                                 Chưa  □

    Ngày tư vấn:……………………………………………………………..

    Người tư vấn:……………………………………………………………

    (01 bản copy Giấy chứng nhận của nhà xã hội học tư vấn độc lập phải được kèm theo Đơn này)

    5. Người mang thai hộ đã được kiểm tra về tâm lý bởi bác sỹ tâm lý chưa?

    Rồi  □                                 Chưa  □

    Ngày kiểm tra :…………………………………………………………

    Tên bác sỹ:……………………………………………………………..

    (01 bản copy Bản đánh giá của bác sỹ tâm lý phải được kèm theo đơn này)

    6. Người mang thai hộ đã được tư vấn về pháp lý bởi luật sư về những vấn đề pháp lý liên quan đến việc mang thai hộ chưa?

    Rồi  □                                 Chưa  □

    Ngày tư vấn :…………………………………………………………

    Tên luật sư:…………………………………………………………..

    (01 bản copy Bản thông tin những nội dung đã được tư vấn phải được kèm theo đơn này)

    7. Người mang thai hộ đã được bác sỹ kiểm tra về y tế liên quan đến việc mang thai hộ chưa?

    Rồi  □                                 Chưa  □

    Ngày kiểm tra :…………………………………………………………

    Tên bác sỹ:…………………………………………………………..

    (01 bản copy báo cáo kiểm tra của bác sỹ phải được kèm theo đơn này)

     

    Người vợ

    nhờ mang thai hộ

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    Người chồng

    nhờ mang thai hộ

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    Người vợ

    mang thai hộ

    (Ký và ghi rõ họ tên)

    Người chồng

    mang thai hộ

    (Ký và ghi rõ họ tên)

     

     

    Lưu ý:

    1. Việc mang thai hộ phải được sử dụng trứng và tinh trùng của chính vợ chồng nhờ mang thai hộ, không được sử dụng trứng hoặc tinh trùng của người mang thai hộ hoặc người khác.

    2. Mục 4, 5,6, 7 phải do người phụ trách chuyên môn (nhà xã hội học, bác sỹ tâm lý, luật sư, bác sỹ về hỗ trợ sinh sản) điền.

    3. Mỗi trang của Đơn này phải có đầy đủ chữ ký của người nhờ MTH và người MTH.

     

     

    Mẫu số 02.

    Báo cáo về tình hình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ

    BỆNH VIỆN…..

    CƠ SỞ HTSS...

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    Số: .....BC-.......

                         ... , ngày ... tháng ... năm ...

    BÁO CÁO

    TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN

    Từ ngày…. tháng….năm …. 

     

        Kính gửi:  Bộ Y tế

     

    Sở Y tế tỉnh/thành phố ... (hoặc cơ sở hỗ trợ sinh sản) báo cáo tình hình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tháng… năm…. đến tháng… năm như sau:

    1.     Các kỹ thuật đã thực hiện:

     

    STT

    Kỹ thuật

    Trường hợp

    Thành công

    Ghi chú

    1

     Cho noãn

     

     

     

    2

    Nhận noãn

     

     

     

    3

     Cho tinh trùng

     

     

     

    4

    Nhận tinh trùng

     

     

     

    5

     Cho phôi

     

     

     

    6

    Nhận phôi

     

     

     

    7

    Thụ tinh nhân tạo 

     

     

     

    8

    Thụ tinh trong ống nghiệm

     

     

     

    9

    Mang thai hộ

     

     

     

    10

    ...............

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    2.      Tình hình vi phạm:

    -         Phát hiện:

    -         Xử lý:

    -         Khác:

    3.      Đề xuất, kiến nghị

                      Thủ trưởng cơ quan

      (Ký tên, đóng dấu)

     
    10074 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận