Ngành, nghề được khuyến khích đầu tư vào cụm công nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #609683 18/03/2024

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1984)
    Số điểm: 14219
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Ngành, nghề được khuyến khích đầu tư vào cụm công nghiệp

    Nghị định 32/2024/NĐ-CP quy định về ngành nghề được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp.

    Ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp

    Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp thì các ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp bao gồm:

    - Công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp; công nghiệp cơ khí (như: Ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế,...); công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp dệt may, da giày;

    - Công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử; công nghiệp năng lượng thông minh; công nghiệp công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học;

    - Các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương cần được bảo tồn và phát triển; dịch vụ kho bãi, đóng gói bao bì, vận chuyển hàng hóa, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị công nghiệp và dịch vụ khác phục vụ trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương với tổng diện tích không quá 10% diện tích cụm công nghiệp;

    - Các ngành, nghề công nghiệp khác có công nghệ cao, sạch, tiêu tốn ít năng lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững;

    - Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm tại các làng nghề, khu dân cư được khuyến khích di dời vào cụm công nghiệp.

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp phù hợp phương án phát triển cụm công nghiệp thuộc quy hoạch tỉnh, định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

    Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển khu công nghiệp bao gồm:

    - Ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp theo Điều 25 Nghị định 32/2024/NĐ-CP.

    - Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Trong đó, nhà nước hỗ trợ tối đa 30% tổng mức vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Kinh phí hỗ trợ không tính vào tổng mức đầu tư của dự án để tính giá cho thuê lại đất, giá sử dụng hạ tầng đối với các dự án đầu tư trong cụm công nghiệp. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có trách nhiệm quản lý, sửa chữa, vận hành thường xuyên các công trình hạ tầng kỹ thuật được hỗ trợ để phục vụ hoạt động chung của cụm công nghiệp.

    - Hỗ trợ hoạt động phát triển cụm công nghiệp. Kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp sẽ do Ngân sách trung ương và địa phương đảm bảo theo Điều 27 Nghị định 32/2024/NĐ-CP và kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp là nguồn kinh phí sự nghiệp.

    Trình tự đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của cụm công nghiệp

    Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được nhà nước khuyến khích và hỗ trợ. Khi tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thực hiện theo trình tự cơ bản sau:

    - Lập, phê duyệt Báo cáo đầu tư thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, các thủ tục đầu tư khác (nếu có).

    - Lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp.

    - Lập, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án.

    - Tổ chức thi công xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và quản lý vận hành, khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật sau khi hoàn thành.

     
    131 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận