Ngân hàng Công thương Việt Nam khởi kiện Tổng công ty Cổ phần thương mại và xây dựng yêu cầu thanh toán nợ theo các hợp đồng tín dụng

Chủ đề   RSS   
  • #263463 23/05/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Ngân hàng Công thương Việt Nam khởi kiện Tổng công ty Cổ phần thương mại và xây dựng yêu cầu thanh toán nợ theo các hợp đồng tín dụng

    Số hiệu

    46/2006/KDTM-ST

    Tiêu đề

    Ngân hàng Công thương Việt Nam khởi kiện Tổng công ty Cổ phần thương mại và xây dựng yêu cầu thanh toán nợ theo các hợp đồng tín dụng

    Ngày ban hành

    05/06/2006

    Cấp xét sử

    Sơ thẩm

    Lĩnh vực

    Kinh tế

     

    Căn cứ vào lời khai của các bên đương sự, lời bào chữa của luật sư và tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử xét thấy có đủ cơ sở để buộc phía Tổng công ty Cổ phần thương mại và xây dựng phải thanh toán toàn bộ nợ và lãi quá hạn cho ngân hàng Công thương Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng cụ thể là 5.400.000.000đ tiền gốc và lãi quá hạn là 4.587.594.742đ. Tổng cộng gốc và lãi Việt Nam đồng là 9.987.594.742đ. Tiền ngoại tệ gốc 28.746USD lãi quá hạn là 21.190,52USD. Tổng cộng gốc và lãi ngoại tệ là 49.936,52USD. Quy đổi tỷ giá ngày 05/6/2006 công bố trên báo Nhân dân, 1USD ≈ 15.931VNĐ như vậy số tiền ngoại tệ trên quy đổi là 795.538.700đ.

    Tổng nợ 2 loại tiền mà Tổng công ty Cổ phần thương mại xây dựng phải có trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng Ngoại thương là 10.783.133.442đ.


    Bản án số:46/2006/KDTM-ST Ngày: 02+05/6/2006

    V/v tranh chấp Hợp đồng tín dụng

    Trong các ngày 02+05 tháng 6 năm 2006, tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số24/2006/TLST-KDTM ngày 16/3/2006 về Tranh chấp Hợp đồng tín dụng theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 77/KDTM/QĐXX-ST ngày 17/5/2006 giữa các đương sự:

    Nguyên đơn: Ngân hàng Công thương Việt Nam

    Trụ sở: 108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm - Hà Nội đại diện theo pháp luật ông Phạm Huy Hùng

    Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn:

    Uỷ quyền cho ông Tô Văn Chánh và ông Trần Văn Nhựt, chị Hoàng Thị Ngân, chị Nguyễn Thị Khang. Giấy uỷ quyền số 106 ngày 18/3/2003 và giấy uỷ quyền ngày 01/01/2005.

    Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn:

    Ông Đào Nguyên Khải luật sư, văn phòng luật sư Đào thuộc đoàn luật sư Hà Nội.

    Trụ sở 3B Quốc Tử Giám - Hà Nội

    Bị đơn: Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng

    Trụ sở: 201 phố Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội đại diện theo pháp luật ông Võ Nhật Thăng.

    Người đại diện hợp pháp của bị đơn:

    Ngày 15/5/2006 ông Thăng uỷ quyền cho Nguyễn Hoàng Hải tham gia tố tụng tại Toà án.

    1. Nhân chứng có chi nhánh Ngân hàng Công thương thành phố Hồ Chí Minh.

    2. Chi nhánh Sài Gòn Vietracimex.

    Nhận thấy

    Ngày 07/3/1995, Công ty xuất nhập khẩu sản xuất cung ứng vật tư, bộ giao thông vận tải nay chuyển đổi là Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng có thư bảo lãnh số 142 cho chi nhánh Sài Gòn Vietracimex là đơn vị trực thuộc của Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng vay tiền của chi nhánh ngân hàng Công thương thành phố Hồ Chí Minh thuộc ngân hàng Công thương Việt Nam. Thư bảo lãnh với số tiền 10 tỷ đồng có tài khoản 710-A00477 tại ngân hàng Công thương Việt Nam và tài khoản ngoại tệ số 362-111-370333 tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Từ sự bảo lãnh này, chi nhánh Sài Gòn Vietracimex đã lập khế ước vay ngân hàng như sau:

    1. Ngày 29/7/1995 mở L/C số 0104106/T95 LC791 trả chậm 1 năm không quy định lãi suất, nhưng có phí chuyển tiền với số tiền là 232.416 USD.

    Ngày 23/8/1996 đến 15/6/1996 đã trả được 203.670USD. Đến nay còn nợ gốc 28.746USD phía nguyên đơn yêu cầu trả lãi tại đơn khởi kiện 10/6/2004 là 16.994.39USD và 3.544.152.741đồng.

    2. Khế ước số 9500634 ngày 02/10/1995 vay số tiền là 2.500.000.000đồng (hai tỷ năm trăm triệu đồng) thời hạn 3 tháng lãi suất 2,1%.

    Ngày 02/01/1996 đến 02/4/1996 trả được 625.000.000đ. Còn nợ 1.875.000.000đ (một tỷ tám trăm bẩy lăm triệu đồng) và đã trả lãi trong hạn được 75.405.947đ.

    3. Khế ước số 9500934 ngày 29/11/1995 vay 3.000.000.000đ (ba tỷ đồng) thời hạn là 3 tháng lãi suất 1,95%/tháng đã trả lãi trong hạn 251.353.158đ. Chưa trả được gốc và lãi quá hạn.

    4. Khế ước số 9501051 ngày 26/12/1995 vay 1.500.000.000đ (một tỷ rưỡi) thời hạn 3 tháng lãi suất 1,95% đã trả lại trong hạn 125.676.579đ. Chưa trả được gốc và lãi quá hạn.

    Tổng cộng của 3 khế ước nội tệ còn nợ 6.375.000.000đ (sáu tỷ ba trăm bẩy năm triệu đồng).

    Còn hợp đồng ngoại tệ còn nợ 28.746USD.

    Ngày 15/4/1997 tại công văn số 109 ngân hàng Nhà nước gửi ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngày 26/4/1997 công văn 867 ngân hàng Công thương Việt Nam gửi chi nhánh ngân hàng Công thương thành phố Hồ Chí Minh cho chi nhánh Sài Gòn Vietracimex khoanh nợ 5 năm và được lấy số lãi đã trả trừ vào tiền gốc 30% là 975.000.000đ. Như vậy tiền nợ gốc 3 khế ước đã vay sau khi khoanh nợ còn 5.400.000.000đ (năm tỷ tư) còn gốc tiền ngoại tệ còn 28.746USD. Khi hết hạn khoanh nợ. Ngày 02/02/2004 chi nhánh ngân hàng Công thương thành phố Hồ Chí Minh đã đến gặp chi nhánh Sài Gòn Vietracimex để thống nhất công nợ sau hết hạn khoanh nợ, thì chi nhánh Sài Gòn Vietracimex thuộc Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng còn nợ ngân hàng 5.400.000.000đ tiền Việt Nam và 28.746USD và tiền lãi đã phát sinh 3.544.152.741đ và 16.994,39USD.

    Tại đơn khởi kiện và các lời khai tại Toà án Hà Nội. Nguyên đơn đều yêu cầu Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng là người bảo lãnh cho chi nhánh Sài Gòn Vietracimex vay số tiền trên của ngân hàng từ năm 1995 đến nay chưa thanh toán, phải có trách nhiệm thanh toán cho phía ngân hàng toàn bộ tiền gốc và lãi quá hạn.

    Nhưng phía bị đơn ông Vũ Đức Toàn đại diện cho Tổng công ty cổ phần thương mại trình bầy ông nhất trí với lời khai của ông Đặng Đình Dũng giám đốc chi nhánh Sài Gòn Vietracimex đã trình bầy tại Toà án Hà Nội và xác nhận số nợ của Sài Gòn Vietracimex tại biên bản đối chất và hoà giải không thành ngày 07/9/2004. Trước kia Tổng công ty có thư bảo lãnh cho chi nhánh vay tiền của ngân hàng Công thương đã trả được một số và đã được khoanh nợ 5 năm đến nay còn nợ 5.400.000.000đ Việt Nam và 28.746USD cùng lãi suất quá hạn, nhưng nay Tổng công ty không chấp nhận trả lãi đề nghị ngân hàng xem xét vì số tiền trên này công ty đã bị một số cán bộ gây thất thoát đã bị xét xử theo pháp luật và đến nay chưa bồi thường cho công ty nên công ty chưa có để trả lại cho ngân hàng và đề nghị ngân hàng xem xét lãi suất quá hạn. Quá trình giải quyết vụ kiện bị đơn chuyển đổi doanh nghiệp cổ phần hoá công ty vì thế ngày 24/01/2005 Toà án Hà Nội ra quyết định tạm đình chỉ số 02 với lý do chờ kết quả của cơ quan khác giải quyết trước mới giải quyết.

    Sau khi Toà án Hà Nội có quyết định tạm đình chỉ ngày 27/01/2005 ngân hàng Công thương Việt Nam đã kháng cáo.

    Ngày 22/02/2006, ngân hàng Công thương Việt Nam có đơn xin rút kháng cáo, tại toà phúc thẩm Tối cao tại Hà Nội.

    Ngày 06/3/2006, toà phúc thẩm Tối cao tại Hà Nội đã quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm và giao hồ sơ về Toà án Hà Nội giải quyết tiếp việc kiện. Ngày 16/3/2006 Toà án Hà Nội đã thụ lý giải quyết tiếp vụ kiện trên.

    Ngày 08/3/2003 ngân hàng Công thương có uỷ quyền cho ông Tô Văn Chánh và chị Hoàng Thị Ngân, chị Nguyễn Thị Khang tham gia tố tụng tại toà. Ngày 01/01/2005 có uỷ quyền số 106 cho ông Trần Văn Nhựt đại diện.

    Ngày 06/8/2004 ông Võ Nhật Thăng có giấy uỷ quyền cho ông Đặng Đình Dũng đại diện. Ngày 25/4/2006 ông Thăng lại uỷ quyền cho ông Vũ Quang Hưng và Vũ Đức Toàn phó tổng giám đốc đại diện. Ngày 15/5/2006 ông Thăng lại uỷ quyền cho ông Nguyễn Hồng Hải luật sư Hà Nội đại diện theo sự uỷ quyền trên của ông Thăng, ông Hùng tổng giám đốc ngân hàng đều hợp lệ

    Xét thấy

    Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập theo QĐ số 67 ngày 27/3/1993 của ngân hàng Nhà nước, ngày 21/9/1996 theo QĐ 285 ngân hàng Công thương lại chuyển đổi hoạt động theo luật doanh nghiệp, theo QĐ của thống đốc ngân hàng nhà nước có giấy phép kinh doanh số 111522 ngày 25/3/1997, có nhiều chi nhánh là đơn vị trực thuộc trong đó có chi nhánh ngân hàng Công thương thành phố Hồ Chí Minh có giấy phép kinh doanh số 303161 ngày 14/11/1994 thay đổi lần 2 ngày 25/3/1997 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp, là đơn vị hạch toán phụ thuộc của ngân hàng Công thương Việt Nam.

    Năm 1995 chi nhánh ngân hàng Công thương thành phố Hồ Chí Minh có ký một số hợp đồng tín dụng với chi nhánh Sài Gòn Vietracimex, là đơn vị trực thuộc của công ty xuất nhập khẩu sản xuất cung ứng vật tư Bộ giao thông vận tải, là doanh nghiệp nhà nước, thành lập 28/6/1993 đã qua nhiều lần chuyển đổi nay là Tổng công ty Cổ phần thương mại xây dựng, có giấy phép kinh doanh số 0103010299 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội (lấy tên giao dịch Quốc tế gọi tắt là Vietracimex). Có trụ sở tại 201 phố Minh Khai - Hà Nội. Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng có các thành viên trực thuộc trong đó có chi nhánh công ty xuất khẩu vật tư sản xuất, tên giao dịch Quốc tế gọi tắt là (Sài Gòn Vietracimex) có địa chỉ ở 34 Đoàn Như Hài, quận I, thành phố Hồ Chí Minh.

    Ngày 07/3/1995 Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng có thư bảo lãnh số 142 để chi nhánh Sài Gòn Vietracimex vay tiền ngân hàng, trong thư bảo lãnh 10 tỷ đồng, chính có thư bảo lãnh này, chi nhánh Sài Gòn Vietracimex mới vay được tổng cộng 7.000.000.000đ (bẩy tỷ đồng) ở các khế ước đã nêu trên và 1 thư tín dụng trả chậm 232.416USD nhiều lần phía Sài Gòn Vietracimex đã trả gốc được 625.000.000đ gốc và 452.435.684đ tiền lãi trong hạn. Còn hợp đồng ngoại tệ 232.416USD đã trả được 203.670USD. Còn nợ gốc 28.746USD tiền gốc.

    Ngày 15/4/1997 ngân hàng Nhà nước có công văn 109 và ngày 26/4/1997 ngân hàng Công thương Việt Nam có công văn 867 cho Tổng công ty Cổ phần thương mại xây dựng được khoanh nợ 5 năm là được trừ lãi đã thu vào gốc là 975.000.000đ như vậy tổng số tiền mà phía bị đơn đã trả được 1.600.000.000đ tiền gốc. Còn nợ gốc từ sau khoanh nợ là 5.400.000.000đ và 28.746USD. Hết thời gian khoanh nợ, ngày 02/02/2004 ngân hàng Công thương đã đến chi nhánh Sài Gòn Vietracimex lập biên bản nhận nợ và 2 bên đã xác nhận với nhau là:

    (Sài Gòn Vietracimex) thuộc Tổng công ty Cổ phần thương mại và xây dựng còn nợ ngân hàng là 5.400.000.000đ tiền gốc và 3.544152.741đ tiền lãi quá hạn. Tiền ngoại tệ gốc nợ 28.746USD lãi nợ quá hạn 16.994,39 USD.

    Ngày 10/6/2004 ngân hàng Công thương Việt Nam đã có đơn khởi kiện tại Toà án Hà Nội yêu cầu Tổng công ty Cổ phần thương mại và xây dựng thanh toán trả cho ngân hàng toàn bộ số tiền trên. Xét đơn khởi kiện của ngân hàng Công thương Việt Nam vẫn nằm trong hạn luật định là hợp lệ và thuộc thẩm quyền của Toà án Hà Nội giải quyết.

    Xét các nội dung của hợp đồng tín dụng đã nêu trên 2 bên ký kết là hoàn toàn tự nguyện là hợp pháp, có sự bảo lãnh của cơ quan chủ quản, Tổng công ty xuất nhập khẩu thương mại xây dựng bộ giao thông vận tải nay chuyển đổi là Tổng công ty Cổ phần thương mại xây dựng (Vietracimex).

    Toàn bộ số tiền gốc và lãi quá hạn đã được 2 bên xác nhận tại biên bản nhận nợ là các lời khai tại toà sơ thẩm, phù hợp và đúng với hợp đồng đã ký kết. Nhưng phía bị đơn vẫn chưa có kế hoạch trả nợ cho nguyên đơn tại nhiều lời khai và trước phiên toà hôm nay nguyên đơn yêu cầu bị đơn trả cho nguyên đơn 5,4 tỷ đồng gốc và 3.544.152.741 trên lãi quá hạn tính đến thời điểm khởi kiện, còn từ thời gian khởi kiện đến khi xử sơ thẩm nguyên đơn yêu cầu lãi quá hạn là tổng cộng 6.795.668.041đ. Còn tiền ngoại tệ gốc 28.746USD lãi quá hạn 27.918USD.

    Tại phiên toà hôm nay phía bị đơn cho rằng số tiền trên do một số cán bộ chi nhánh Sài Gòn Vietracimex đã gây thất thoát nên công ty không có trả cho ngân hàng. Xét yêu cầu của 2 bên đương sự, Hội đồng xét xử Toà án Hà Nội thấy rằng việc công ty xuất khẩu sản xuất cung ứng vật tư Bộ giao thông vận tải, qua nhiều lần chuyển đổi, thành Tổng công ty Cổ phần thương mại và xây dựng,có thư bảo lãnh cho chi nhánh Sài Gòn Vietracimex là đơn vị trực thuộc Tổng công ty, để vay tiền của ngân hàng Công thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là sự thật, nay chi nhánh không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, thì người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình, theo quy định của pháp luật. Còn nay phía bị đơn cho rằng số tiền vay này, đã bị một số cán bộ công ty gây thất thoát và tham ô, nên công ty chưa thu hồi được và chưa có để trả cho ngân hàng. Về vấn đề này bị đơn nên ra, không thuộc trách nhiệm của ngân hàng quản lý và cũng không thuộc phạm vi giải quyết ở vụ kiện này. Bởi đây là các hợp đồng vay nợ đã được sự thoả thuận của 3 bên và tại bút lục số 501, 502 ngày 24/8/2004, bl 506 đến 509 ngày 07/9/2004 biên bản 26/4/2006 và nhiều văn bản khác, phía bị đơn đã xác nhận còn nợ ngân hàng Công thương số tiền trên, phù hợp với các Đỗ Đức Hoàn tín dụng với biên bản nhận nợ 2 bên và phù hợp với công văn số 326 ngày 03/9/2004 ông Võ Nhật Thăng, tổng giám đốc công ty gửi Toà án Hà Nội có đoạn viết đề nghị toà tạm dừng việc giải quyết việc kiện để Tổng công ty cổ phần hoá xong sẽ có hướng giải quyết khoản nợ trên cho ngân hàng. Như vậy phía công ty khi cổ phần hoá vẫn phải khai báo với cơ quan trách nhiệm còn nợ khoản nợ trên và xác nhận được trách nhiệm của mình.

    Bởi vậy Tổng công ty Cổ phần thương mại xây dựng phải có trách nhiệm thanh toán nợ cho ngân hàng Công thương Việt Nam là có căn cứ. Riêng về tính lãi suất quá hạn Hội đồng xét xử thấy rằng tại biên bản xác nhận công nợ giữa 2 bên ngày 02/02/2004 đã thoả thuận nợ gốc: 5.400.000.000đ. Còn nợ lãi quá hạn là: 3.544.152.741đ. Nợ tiền ngoại tệ gốc còn: 28.746USD. Lãi quá hạn của ngoại tệ: 16.949USD.

    Tại đơn khởi kiện ngày 10/6/2004 ngân hàng Công thương Việt Nam cũng yêu cầu phía bị đơn phải trả ngân hàng Công thương Việt Nam 5.400.000.000đ tiền gốc và 3.544.152.741đ, tiền lãi, ngoại tệ là 28.746USD gốc và 16.949USD tiền lãi.

    Ngày 03/5/2006, phía ngân hàng Công thương Việt Nam có gửi cho Toà án Hà Nội bản tính lãi quá hạn yêu cầu phía bị đơn phải trả cho các hợp đồng tín dụng lãi quá hạn từ khi khởi kiện 10/6/2004 đến ngày 30/4/2006 tổng cộng là 3 hợp đồng tiền Việt Nam là 965.628.000đ và lãi quá hạn tiền ngoại tệ là 3.962USD.

    Căn cứ vào bản tính lãi này của ngân hàng đã áp dụng công văn số 3111 ngày 13/9/2004 và công văn số 1236 ngày 18/4/2005. Công văn 2799 ngày 28/7/2005 công văn 3695 ngày 26/9/2005 do ngân hàng Nhà nước quy định là phù hợp với biên bản nhận nợ với đơn khởi kiện và thời gian yêu cầu khởi kiện và xét xử sơ thẩm. Bởi vậy Hội đồng xét xử chấp nhận văn bản tính lãi ngày 03/5/2006 của nguyên đơn. Còn bản tính lãi ngày 01/6/2006 và 23/5/2006 ngân hàng suất trình Toà án Hà Nội thấy không có căn cứ chấp nhận được bởi lãi quá hạn từ năm 1996 hai bên đã tính và được xác nhận ở bản nhận nợ. Vì thế đơn khởi kiện cũng đã yêu cầu cả khoản lãi này, đến nay ngân hàng yêu cầu tính lãi từ ngày vay quá hạn 1996 là không phù hợp.

    Trước phiên toà hôm nay sau khi phân tích vị luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nguyên đơn đã đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn thanh toán nợ cho ngân hàng Công thương Việt Nam và phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định của pháp luật.

    Căn cứ vào lời khai của các bên đương sự, lời bào chữa của luật sư và tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử xét thấy có đủ cơ sở để buộc phía Tổng công ty Cổ phần thương mại và xây dựng phải thanh toán toàn bộ nợ và lãi quá hạn cho ngân hàng Công thương Việt Nam theo các hợp đồng tín dụng cụ thể là 5.400.000.000đ tiền gốc và lãi quá hạn là 4.587.594.742đ. Tổng cộng gốc và lãi Việt Nam đồng là 9.987.594.742đ. Tiền ngoại tệ gốc 28.746USD lãi quá hạn là 21.190,52USD. Tổng cộng gốc và lãi ngoại tệ là 49.936,52USD. Quy đổi tỷ giá ngày 05/6/2006 công bố trên báo Nhân dân, 1USD ≈ 15.931VNĐ như vậy số tiền ngoại tệ trên quy đổi là 795.538.700đ.

    Tổng nợ 2 loại tiền mà Tổng công ty Cổ phần thương mại xây dựng phải có trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng Ngoại thương là 10.783.133.442đ.

    Bị đơn phải chịu án phí sơ thẩm.

    Nguyên đơn được hoàn lại dự phí đã nộp.

    Quyết định

    Căn cứ điều 29, 58, 60, 131, 245 Bộ luật tố tụng dân sự 2004

    Căn cứ điều 361, 362, 363, 388 Bộ luật dân sự 2005.

    Căn cứ điều 51, 54, 56, 60 luật Tổ chức tín dụng sửa đổi 2004. NĐ70/CP chính phủ quy định án lệ phí.

    1. Chấp nhận đơn khởi kiện của ngân hàng Công thương Việt Nam do ông Trần Văn Nhựt đại diện.

    2. Buộc Tổng công ty Cổ phần thương mại xây dựng (Vietracimex) do ông Võ Nhật Thăng tổng giám đốc, có trách nhiệm thanh toán trả ngân hàng Công thương Việt Nam, toàn bộ tiền gốc và lãi quá hạn còn nợ trong các hợp đồng tín dụng tổng cộng là: 10.783.133.442đ (mười tỷ bẩy trăm tám ba triệu một trăm ba mươi ba nghìn bốn trăm bốn hai đồng).

    + Ông Thăng uỷ quyền cho anh Nguyễn Hồng Hải tham gia tố tụng tại phiên toà.

    Sau khi án có hiệu lực pháp luật, bên thanh toán, chưa trả, thì phải chịu lãi suất quá hạn theo quy định của pháp luật.

    3. Bác các yêu cầu khác của các đương sự.

    Về án phí: Tổng công ty Cổ phần thương mại xây dựng phải chịu án phí kinh tế sơ thẩm là 37.783.133đ. (ba bẩy triệu bẩy trăm tám ba nghìn một trăm ba mươi ba đồng).

    Ngân hàng Công thương Việt Nam được lấy lại dư phí đã nộp là 15.000.000đ tại tài khoản số 921 - 90 - 007 Kho bạc Hà Nội, của phòng thi hành án dân sự Hà Nội.

    Án xử công khai sơ thẩm có mặt các đương sự và các đương sự có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án./.

     

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 23/05/2013 10:45:30 SA
     
    13729 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận