Ngân hàng có cho vay tín chấp không? Cách tính lãi suất vay tín chấp?

Chủ đề   RSS   
  • #610393 09/04/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 515 lần


    Ngân hàng có cho vay tín chấp không? Cách tính lãi suất vay tín chấp?

    Vay tín chấp là một phương thức cho vay của các công ty tài chính, không yêu cầu dùng tài sản bảo đảm. Công ty tài chính sẽ xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập, lịch sử tín dụng của người vay. Như vậy, ngân hàng có cho vay tín chấp không? Cách tính lãi suất vay tín chấp?

    Ngân hàng có cho vay tín chấp không?

    Hiện nay pháp luật không có quy định định nghĩa về vay tín chấp. Tuy nhiên, ta có thể hiểu vay tín chấp là hình thức cho vay của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính không yêu cầu tài sản thế chấp (vay không thế chấp). Thay vào đó, khoản vay được đảm bảo bằng độ uy tín, thu nhập, lịch sử tín dụng,... của cá nhân hoặc doanh nghiệp vay.

    Vay tín chấp chủ yếu được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng. Trong đó, tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định:

    - Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng. 

    - Mức tổng dư nợ quy định tại khoản này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật.

    Vậy, ngân hàng có hoạt động cho vay tín chấp. Có thể kể đến một số ngân hàng với các hạn mức vay tín chấp như sau:

    - Agribank: Hạn mức vay cao lên đến 30 triệu đồng tương đương 12 lần thu nhập hàng tháng đối với gói vay tiêu dùng tín chấp và hạn mức vay 100 triệu đồng đối với gói vay thấu chi.

    - BIDV:

    + Đối với gói vay tiêu dùng tín chấp BIDV: Hạn mức vay hỗ trợ rất cao lên tới 500 triệu đồng với lãi suất khoảng 11,9%/năm. Để được vay với gói vay này, khách hàng phải có thu nhập từ 7 triệu đồng/tháng trở lên.

    + Gói thấu chi tín chấp BIDV: Hạn mức thấp, lên tới 100 triệu đồng lãi suất 11,9%/năm dành cho khách hàng có thu nhập kiều hối trên 7 triệu đồng/tháng.

    - Vietcombank: Hạn mức lớn lên đến 1 tỷ đồng.

    - MB Bank: Hạn mức đa dạng, lên đến 500 triệu đồng.

    Lưu ý: các thông tin được ghi nhận trên website của ngân hàng, tùy từng thời điểm và chính sách mà các ngân hàng sẽ có thay đổi. Người đọc có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng để có thông tin chính xác và cụ thể nhất cho trường hợp của mình.

    Cách tính lãi suất vay tín chấp?

    Hiện nay, có 2 cách tính lãi suất vay ngân hàng phổ biến là tính trên dư nợ gốc và tính trên dư nợ giảm dần.

    Tính lãi vay tín chấp dựa trên dư nợ gốc

    Lãi suất trên dư nợ gốc được tính trên khoản tiền gốc mà quý khách vay ban đầu cho suốt quá trình vay. Như vậy, mỗi tháng khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản tiền được tính như sau:

    Tiền trả ngân hàng hàng tháng = tiền gốc cố định hàng tháng + tiền lãi cố định hàng tháng

    Ví dụ: Khách hàng vay tín chấp 50.000.000 đồng, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất cho vay 14%/năm, lãi suất tính trên dư nợ gốc. Như vậy:

    - Tiền gốc cố định hàng tháng: 50.000.000/12 = 4.167.000 (đồng)

    - Tiền lãi cố định hàng tháng: 50.000.000 x (14%/12) = 583.000 (đồng)

    - Tiền trả ngân hàng hàng tháng: 4.167.000 + 583.000 = 4.750.000 (đồng)

    Tính lãi vay tín chấp dựa trên dư nợ giảm dần

    Ở hình thức này, tiễn lãi hàng tháng được tính dựa trên dư nợ còn lại. Như vậy, mỗi tháng khách hàng phải trả ngân hàng một khoản được tính như sau:

    Tiền trả ngân hàng hàng tháng = tiền gốc cố định hàng tháng + tiền lãi tính trên dư nợ còn lại

    Ví dụ: Khách hàng vay tín chấp 50.000.000 đồng, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất cho vay 14%/năm, lãi suất tính trên dư nợ giảm dần. Như vậy, tiền gốc cố định hàng tháng phải trả là 50.000.000/12 = 4.167.000 (đồng).

    - Tháng thứ nhất, khách hàng phải trả thêm số tiền lãi là:

    50.000.000 x (14%/12) = 583.000 (đồng)

    - Tháng thứ hai, khách hàng phải trả thêm số tiền lãi là:

    (50.000.000 - 4.167.000) x (14%/12) = 535.000 (đồng)

    - Tháng thứ ba, khách hàng phải trả thêm số tiền lãi là:

    (50.000.000 - 4.167.000 - 4.167.000) x (14%/12) = 486.000 (đồng)

    Ưu, nhược điểm của vay tín chấp?

    Ưu điểm

    - Không yêu cầu tài sản thế chấp: Do đó, dù không có tài sản khách hàng vẫn có thể làm thủ tục vay. 

    - Hồ sơ và thủ tục đơn giản: Chỉ gồm hồ sơ nhân thân và chứng minh thu nhập cá nhân. 

    - Giải ngân nhanh: Chỉ cần hoàn thiện và nộp đầy đủ hồ sơ vay ngay từ ban đầu là trong vòng 1-2 ngày sau khách hàng đã có thể nhận được tiền vay.

    - Khoản tiền vay được hỗ trợ hình thức trả góp và lãi suất được tính giảm dần theo số dư nợ hàng tháng, điều này không tạo nhiều áp lực cho khách hàng.

    Nhược điểm

    - Lãi suất vay tín chấp cao hơn rất nhiều so với lãi suất vay các sản phẩm khác.

    - Do tính đơn giản và nhanh chóng dẫn tới nảy sinh tâm lý vay dễ, tiêu dùng nhiều hơn và dẫn tới không có khả năng chi trả.

    - Nếu như khách hàng vay không trả nợ đúng hạn hoặc mất khả năng chi trả sẽ làm xấu lịch sử tín dụng, điểm tín dụng thấp và có thể bị ngân hàng kiện.

    - Khách hàng muốn thanh toán khoản vay trước hạn cũng sẽ phải chịu mức phí phạt từ vài % tùy theo chính sách ngân hàng đối với số tiền trả trước thời hạn thanh lý hợp đồng.

    Chính vì vậy, người dùng cần tìm hiểu kỹ các hình thức vay, cân đối tài chính, lựa chọn ngân hàng phù hợp, khả năng trả nợ của bản thân cũng như cẩn trọng với các điều khoản trong hợp đồng trước khi vay tín chấp.

     
    590 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn btrannguyen vì bài viết hữu ích
    admin (04/06/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận