Qua gần 10 năm thực hiện, Luật trợ giúp pháp lý 2006 bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, không phù hợp với thực tiễn, điển hình như: quy định về người đựơc trợ giúp pháp lý chưa bao gồm đầy đủ những người không có điều kiện chi trả cho sự trợ giúp pháp lý (như hộ cận nghèo), có sự chênh lệch về tiêu chuẩn, điều kiện giữa trợ giúp viên pháp lý và luật sư…
Nắm bắt được điều đó, Bộ Tư pháp có đề xuất thay thế Luật trợ giúp pháp lý mới cho phù hợp với thực tiễn, yêu cầu khách quan hiện nay.
Tại Luật trợ giúp pháp lý 2017, có một số nét mới nổi bật như sau:
1. Ai là người được trợ giúp pháp lý?
- Người thuộc hộ nghèo; người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; người cao tuổi, trẻ em và người khuyết tật không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số thường trú tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Trẻ em bị buộc tội không thuộc trường hợp vừa nêu trên; người thuộc hộ cận nghèo; người nhiễm HIV không nơi nương tựa;
- Nạn nhân theo quy định pháp luật phòng chống mua bán người.
2. Việc trợ giúp pháp lý có giới hạn hay không?
Việc trợ giúp pháp lý chỉ giới hạn trong phạm vi sau đây tương ứng với đối tượng được trợ giúp pháp lý.
- Đối với người thuộc hộ nghèo; người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; người cao tuổi, trẻ em và người khuyết tật không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số thường trú tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: trong các lĩnh vực pháp luật trừ kinh doanh và thương mại.
- Đối với trẻ em bị buộc tội không thuộc trường hợp vừa nêu trên; người thuộc hộ cận nghèo; người nhiễm HIV không nơi nương tựa: được trợ giúp bằng hình thức tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mà họ là người bị buộc tội.
- Đối với nạn nhân theo quy định pháp luật phòng chống mua bán người: được trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mà họ là nạn nhân.
3. Người được trợ giúp pháp lý đựơc thụ hưởng những quyền gì?
Ngoài các quyền đã được quy định tại Luật trợ giúp pháp lý 2006, thì nay bổ sung thêm 1 số quyền:
- Không phải trả tiền hoặc lợi ích khác khi được trợ giúp pháp lý.
- Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi tiếp cận dịch vụ trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.
4. Cân bằng điều kiện giữa trợ giúp viên pháp lý và luật sư
Luật trợ giúp pháp lý 2017 sẽ chỉ thu gọn các đối tượng sau được phép thực hiện trợ giúp pháp lý là trợ giúp viên pháp lý, luật sư và tư vấn viên pháp luật có 05 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên.
Đối với trợ giúp viên pháp lý:
+ Là viên chức nhà nước, làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp và thu hồi thẻ Trợ giúp viên pháp lý.
+ Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam.
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt.
+ Có bằng cử nhân luật.
+ Có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư;
+ Có giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
+ Có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
....
Xem thêm tại Dự thảo Luật trợ giúp pháp lý 2017.