Nên bỏ án tử hình tại Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #207431 15/08/2012

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4356 lần


    Nên bỏ án tử hình tại Việt Nam

              Thuật ngữ “giết người đền mạng” đã xuất hiện từ ngàn đời nay, có thời kỳ nó được coi như chân lý; đó là lẽ đương nhiên hợp với lòng người. Nhưng có thời kỳ nó không được nhận định xác nghĩa như vậy; và cụ thể tại Bộ luật hình sự hiện hành của nước ta không phải lúc nào giết người cũng phải chịu hình phạt cao nhất là tử hình, mà cần phải dựa vào từng tình huống và hoàn cảnh cụ thể. Thiết nghĩ, với quy định của pháp luật hình sự hiện hành như vậy là tương đối phù hợp. Ở đây, chỉ là tương đối bởi trong suy nghĩ của các nhà làm luật vẫn còn “đọng lại” thuật ngữ “giết người đền mạng” mà đa số nhân dân nghĩ đó là chân lý sống. Tôi không phê phán những quan điểm đó của các nhà làm luật, và đông đảo quần chúng nhân dân; nhưng tôi cho rằng thuật ngữ “giết người đền mạng” đó là cái đúng của quá khứ còn hiện tại nó không hợp thời nữa. Hay nói một cách thật chuẩn xác theo dòng suy nghĩ của tôi là “ nên bỏ hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự hiện hành”. Bởi những lẽ sau:

    1.      Bảo đảm tính nhân đạo

    Án tử hình còn tồn tại bởi nhà làm luật còn cho rằng: bị cáo bị tuyên án tử hình không còn khả năng đào tạo được và cần cách ly vĩnh viễn đối tượng này ra khỏi đời sống xã hội nhằm duy trì, bảo vệ trật tự xã hội được ổn định và tốt đẹp. Chúng ta có thể cảm nhận lòng nhiệt tình của các nhà làm luật trong công cuộc bảo vệ an toàn và quyền lợi chung cho xã hội. Nhưng thiết nghĩ, những tư tưởng đấy không còn phù hợp tại thời điểm hiện nay.

                Một là, hành vi nguy hiểm của cá nhân có thể cải tạo được bởi: Khi một cá nhân sinh ra, cá nhân đó chỉ có các hành vi bản năng tự nhiên không nguy hại. Chỉ khi cá nhân tham gia vào cộng đồng, cá nhân đó mới từng bước hình thành các hành vi có ý thức. Hành vi phạm tội của cá nhân cũng là một trong những hành vi có ý thức. Mà tất cả hành vi có ý thức đều có thể cải tạo được vì hành vì đó chỉ hình thành khi cá nhân tham gia vào một số mối quan hệ trong cộng đồng khi cá nhân sống. Do đó, bất cứ hành vi phạm tội nào của cá nhân cũng đều có thể cải tạo được. Chúng ta cần xem lại: “môi trường xã hội có tác động gì đến hành vi nguy hiểm của cá nhân hay không?”

                Hai là, cách ly vĩnh viễn đối tượng ra ngoài xã hội còn nhiều cách khác “êm ái” hơn. Hiện nay, bất cứ cộng đồng nào trên thế giới cũng có đủ điều kiện và khả năng để cách ly một cá nhân nguy hiểm khỏi đời sống của nó mà vẫn đảm bảo được các quyền con người tối thiểu. Mỗi quốc gia đều có đủ khả năng phân biệt rõ hành vi nào là hành vi nguy hiểm, khả năng theo dõi và bắt giữ các cá nhân nguy hiểm và khả năng kiểm soát các cá nhân nguy hiểm trong một phạm vi địa lý nhỏ để họ không còn gây nguy hiểm cho xã hội. Vậy tại sao ta không sử dụng những cách đó để cách ly vĩnh viễn đối tượng ra ngoài xã hội mà không cần lấy đi quyền sống thiêng liêng của họ. Làm như vậy sẽ phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội, đồng thời bảo đảm được tính nhân đạo – truyền thống nhân văn bao đời của dân tộc ta.

    2.      Không trái với quy luật tự nhiên

    Một quy luật bất biến của cuộc sống không ai có thể phủ nhận được đó là sinh – lão – bệnh – tử. Con người được sinh ra do cha, mẹ nhưng suy cho cùng đó cũng là theo quy luật tất yếu của đời sống tự nhiên theo bản năng sinh tồn và duy trì nguồn gen mà bất cứ loài nào cũng có chứ không phải chỉ ở xã hội loài người mới có. Và ai đã nuôi dưỡng sự sống đó, chắc chắn không phải là xã hội mà do tự nhiên; và thực tiễn đã chứng minh được rằng sự sống đã tồn tại khi chưa có loài người xuất hiện. Chính vì lẽ đó, mà thức ăn để nuôi sống một thực thể con người tất cả đều từ tự nhiên mà ra; có thể đưa dinh dưỡng sẵn có trong tự nhiên hoặc thông qua cải tạo những dinh dưỡng đó để duy trì sự sống cho cá nhân. Tóm lại, những việc đó chỉ là phương tiện để tự nhiên duy trì sự sống cho loài người theo bản năng chứ không phải do xã hội sản sinh và nuôi dưỡng.

    Chính vì xã hội không phải là “đấng quyền lực tối cao sinh ra con người, và chẳng có giây phút nào nuôi dưỡng con người” nên không thể có quyền từ bỏ mạng sống ấy. Hay nói một cách chuẩn xác nhất là không ai có quyền lấy đi mạng sống thiêng liêng của con người do tạo hóa đã ban tặng ngoại trừ thiên nhiên mới có quyền tước bỏ. Nếu chúng ta làm trái quy luật ấy sẽ là mâu thuẫn với đời sống tự nhiên, vi phạm quyền cơ bản của con người.

    3.      Tránh “chết oan” người vô tội

    Oan sai là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động xét xử ở bất cứ quốc gia nào, thời đại lịch sử nào. Nó tồn tại như là tính tất yếu trong hoạt động xét xử. Đó cũng là lẽ đương nhiên, bởi việc điều tra và xét xử chỉ được tiến hành sau khi có một tội phạm thực hiện. Phán quyết tòa án dựa trên những chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập được, kèm theo kết quả của quá trình tranh tụng. Nên không ai có thể dám chắc những chứng cứ đó đã thu thập hoàn toàn đầy đủ; không những có trường hợp bị cáo không thể chứng minh được những sự kiện có lợi cho mình cho dù sự kiện đó là có thật. Mà một điều cảnh báo là tỉ lệ oan sai tại Việt Nam hiện nay không phải là ít, bởi hoàn cảnh khách quan lẫn chủ quan. Với những lẽ đó, tôi thiết nghĩ giả định Tòa án đã tuyên và thi hành án tử hình một người thì làm sao khắc phục được hậu quá đó nếu theo thời gian xuất hiện căn cứ mới chứng minh họ vô tội (tuyên án sai). Tôi cho rằng khi đã tuyên án tử hình và thi hành án đó thì có giải oan được cho người đã chết thì việc giải oan cũng trở nên vô nghĩa. Vấn đề đặt ra ở đây là ai sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại bằng cách nào khi một sinh mạng đã mất. Ta dễ dàng thấy được theo dòng tư duy logic thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm ở đây, bởi Tòa tuyên án thì nhân danh Nhà nước chứ không phải nhân danh chính mình. Chẳng qua Tòa án chỉ hoàn thành công việc do Nhà nước giao. Nhưng thực tế thì không phải vậy, thông thường người đại diện cơ quan xét xử đứng ra xin lỗi công khai. Đây chẳng khác nào “có phúc cùng hưởng có họa tự chịu”, điều đó làm cho người dân nghi ngờ vào lẽ “công bằng”. Không chỉ dừng ở đó mà chúng ta tự nghĩ những lời xin lỗi công khai và “món tiền hậu hĩnh” có thể làm cho người chết sống lại được hay không? Chắc trong chúng ta ai cũng biết đáp án. Nhưng tại sao nhà làm luật không bỏ hình phạt tử hình, đó là biện pháp hữu hiệu để tránh giết oan người vô tội, đồng thời tránh được sự bất bình của người thân của người “tử oan” và quần chúng nhân dân. Làm cho nhân dân tin yêu, tôn trọng và tuân thủ pháp luật hơn.

    4.      Ngăn ngừa tội phạm

    Có phải duy trì án tử hình sẽ giảm được tội phạm hay không? Những tội phạm nghiêm trọng xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới và không phụ thuộc vào việc quốc gia đó có duy trì án tử hình hay không. Nhiều kẻ tội phạm biết chắc là cái gì sẽ chờ mình nếu bị bắt và kết án, nhưng không vì thế mà “rút tay” khi hành động. Ở cả quốc gia duy trì án tử hình, tỷ lệ tội phạm về án tử hình ngày càng tăng mạnh và không có chiều hướng giảm. Có thể nêu ra ví dụ điển hình về nước láng giềng của chúng ta là: Trung Quốc vào năm 2009 dẫn đầu thế giới về số lượng án tử hình. Theo số liệu của tổ chức Hands Off Cain của Italia, trong năm 2009, tại Trung Quốc đã thi hành gần 5000 án tử hình. Đứng thứ hai là Iran, với 402 vụ. Tiếp tới là Iraq -75 vụ, tăng gấp đôi trong những năm gần đây. Tại Mỹ, có 52 vụ tử hình được thi hành. Một dẫn chứng nữa cho thấy, không phải cứ có án tử hình thì tội phạm nghiêm trọng giảm, không có án tử hình thì tội phạm nghiêm trọng tăng. Ở Canada, nước bãi bỏ án tử hình từ năm 1976, kể từ đó đến nay, tỷ lệ tội giết người đã giảm 40%.

    Vậy đâu là căn nguyên của tội phạm ngày càng tăng khi không phải do sự tồn tại của án tử hình hay không. Theo tôi đó là vấn đề an ninh, an ninh có mối quan hệ biện chứng với tội phạm; an ninh tốt sẽ là trở ngại đối với tội phạm và ngược lại. Nhưng an ninh của một quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà điều quan trọng chủ yếu chính là việc thực thi pháp luật một cách nghiêm minh. Chính việc thực thi pháp luật không nghiêm minh mới làm cho an ninh xấu đi. Pháp luật không được thực thi nghiêm minh tất yếu sẽ dẫn đến dung dưỡng cho những hành vi sai trái. Thực tế trên thế giới cho thấy, ở đâu pháp luật được thực thi nghiêm minh thì ở đó an ninh ổn định. Các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ và Tây Âu là dẫn chứng điển hình cho trường hợp trên. Vậy ngay từ lúc bây giờ, chưa phải là thời điểm quá trễ để chúng ta có các biện pháp đảm bảo an ninh tốt hơn; và quan trọng, cấp thiết nhất đó là việc thực thi pháp luật một cách nghiêm nhưng mềm dẻo. Tránh mù quán mà cho rằng do quá ít án tử hình nên tội phạm tăng. Hay nói một cách khác là cần phải có một tư duy mới trong thời đại hiện nay, tử hình không phải là biện pháp ngăn chặn tội phạm mà cũng chẳng phải là biện pháp hữu hiệu nhất thể hiện mục đích của hình phạt.

    5.      Phù hợp với pháp luật quốc tế

    Hiện nay có tới 135 nước đã bãi bỏ án tử hình, 62 nước vẫn còn duy trì án tử hình, thường là để trừng trị những kẻ sát nhân. Tuy nhiên, không thể tìm ra bất kỳ tiêu chí nào về địa lý, văn hoá, chính trị, kinh tế, tôn giáo … để phân biệt 135 nước bãi bỏ và 62 nước duy trì án tử hình. Hầu hết các nước đang áp dụng án tử hình đều cho rằng là phải áp dụng bản án nặng nề nhất này để bảo đảm an ninh, an toàn cho cộng đồng. Còn các nước không duy trì án tử hình thì lại cho rằng tử hình là vi phạm vào quyền sống của con người. Ở đây chúng ta đã thấy có sự xuất hiện của hai trường phái quan niệm khác nhau về án tử hình. Cả hai đều có lẻ riêng của mình, nhưng tại sao án tử hình chỉ còn tồn tại khoảng 30% ở các quốc gia trên thế giới; trong khi những xuất phát điểm của tất cả các nước trên thế giới đều tồn tại hình phạt tử hình. Vậy suy cho cùng, đây là quy luật khách quan tất yếu của thời đại không thể chối từ. Vì sớm hay muộn thì các quốc gia còn lại cũng phải bỏ án tử hình để phù hợp với đại đa số những nước đã bỏ nó. Bởi án tử không còn chỗ đứng trong thời điểm hiện nay cũng như mai sau bởi vai trò của nó không còn, nếu còn thì chúng ta đã thay thế nó bằng các hình thức khác hợp lý hơn như đã trình bày ở trên và các phần tiếp theo trong bài viết này. 

    6.      Hình phạt tương đương tử hình

    Các nhà làm luật và đa số quần chúng nhân dân đều lo ngại “bỏ án tử thì được nhưng liệu có án nào tương tự để thay thế nó hay không”. Những sự lo ngại đấy, nhiều nước trên thế giới đã giải quyết được. Như chúng ta đã biết, mục đích của án tử hình là loại bỏ hành vi nguy hiểm cho xã hội bằng cách tước bỏ sự sống của chủ thể hành vi nguy hiểm. Tuy nhiên, để loại bỏ hành vi nguy hiểm không nhất thiết phải loại bỏ chủ thể của nó bởi vì hành vi nguy hiểm có thể được loại bỏ bằng nhiều cách khác như thay đổi ý thức của chủ thể, loại bỏ điều kiện thực hiện hành vi nguy hiểm, cách ly  hoàn toàn chủ thể nguy hiểm khỏi cộng đồng v.v. Nếu cộng đồng nhận thấy hành vi nguy hiểm cần phải loại bỏ hoàn toàn khỏi cộng đồng thì có thể cách ly chủ thể nguy hiểm cho đến khi người đó chết. Như vậy, việc thay thế án tử hình bằng một chế tài khác là việc hoàn toàn có thể thực hiện được. Ví dụ nhiều nước ngày nay đã thay thế án tử hình bằng án chung thân không được khoan hồng. Trong thời phong kiến, pháp luật quy định hình phạt lưu đày biệt xứ cũng là một kiểu cách ly hoàn toàn chủ thể nguy hiểm khỏi cộng đồng. Tại sao ở giai đoạn kinh tế, xã hội,… chưa phát triển như thời điểm hiện nay mà thời phong kiến đã làm được vậy còn hiện nay thì không? Ý nói vậy, không phải trong hiện tại chúng ta phải thay hình thức tử hình bằng hình thức lưu đày mà thay nó bằng án chung thân không được khoan hồng như một số nước đã làm chẳng hạn. Nếu làm được như vậy, thì tuyên án tử sai vẫn có cơ hội khắc phục được hậu quả đồng thời bảo đảm được quyền sống thiêng liêng của con người.

    v Kết lời

                Không cần thiết, hay nói đúng hơn là đầy nguy hại nếu còn duy trì án tử hình trong thời điểm hiện nay tại nước ta. Bởi bỏ án tử hình sẽ đảm bảo được tính nhân đạo, hợp với quy luật của tự nhiên, tránh giết oan người vô tội, ngăn ngừa được tội phạm và phù hợp với pháp luật đa số các nước trên thế giới. Đồng cùng với điều 27 bộ luật hình sự hiện hành của nước ta có quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Từ đó có thể suy ra mục đích chính của hình phạt không phải là trừng trị mà là giáo dục cải tạo người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội. Vì vậy, không có lý do gì mà hình phạt tử hình vẫn còn tồn tại; trong khi mọi hành vi phạm tội của cá nhân cũng đều có thể cải tạo được (như đã trình bày ở trên). Vậy sự tồn tại của án tử hình trong pháp luật hình sự là trái với quy định tại điều 27 của bộ luật hình sự hiện hành. Việc bỏ án tử hình không chỉ là loại bỏ sự trái ngược trong bộ luật hình sự hiện hành mà còn phù hợp với đòi hỏi chính đáng của thực tiễn.

    Ngày 03 tháng 11 năm 2010      

     
    107958 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #246387   01/03/2013

    trinhviettiep
    trinhviettiep
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2011
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 3510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 45 lần


    Có nên chăng khi đưa một toppic lên cộng đồng cần phải...?

    Tội phạm hình sự, tội phạm có tổ chức ngày càng manh động

    (VOV) - 5 năm qua, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tuy cơ bản đã được kiềm chế, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. 

    Sáng nay (25/1),  tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành triển khai Chương trình phòng, chống tội phạm, ma túy, mua bán người giai đoạn 2011- 2015. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo 138 của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang chủ trì hội nghị.

    5 năm qua, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tuy cơ bản đã được kiềm chế, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Nổi lên là tội phạm hình sự, tội phạm có tổ chức với tính chất ngày càng manh động. Tội phạm gây án nghiêm trọng tăng, số vụ giết người trung bình hàng năm xảy ra trên 1000 vụ; trong đó, khoảng 10%  số vụ giết người, cướp của. 
     

    Lực lượng phòng, chống tội phạm ma túy (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị ) đang dẫn giải các đối tượng buôn bán ma túy trong chuyên án 636-L (Ảnh: Báo tin tức)

     

    Tội phạm mua bán người tăng trên hai lần so với giai đoạn trước. Tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ, xuyên quốc gia. Tội phạm kinh tế, tham nhũng phức tạp, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.

    Tội phạm về ma túy vẫn tiếp tục gia tăng tại nhiều tuyến địa bàn và diện đối tượng. Đặc biệt là các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia tại các vùng biên giới, cửa khẩu.

    Trên cơ sở những kết quả thực hiện giai đoạn 2006 – 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình hành động phòng, chống tội phạm, ma túy, mua bán người giai đoạn 2011- 2015. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ điều tra, phá án đạt trên 70% mỗi năm; kiềm chế sự gia tăng của loại tội phạm có tổ chức, không để hình thành các băng nhóm tội phạm; giảm từ 5% trở lên số người nghiện ma túy hiện có; nâng tỷ lệ bắt giữ các vụ ma tuý tại khu vực biên giới lên 30% so với toàn quốc...

    Đẩy mạnh tuyên truyền, tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động của xã hội về công tác phòng, chống mua bán người. Triển khai chương trình này, Bộ Công an đã đề ra 7 giải pháp thực hiện cùng 6 nhiệm vụ trong tâm.

    Theo Trung tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền và vai trò tập hợp lực lượng của quần chúng của Mặt trận tổ quốc; sự tham gia tích cực của các ban, ngành đoàn thể và toàn thể nhân dân trong công tác phòng ngừa, phòng chống tội phạm. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ của lực lượng công an nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ an ninh trật tự.

    Kết luận hội nghị, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, lực lượng chức năng trong việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, tạo thế chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm.

    Phó Thủ tướng đề nghị, trong thời gian tới ban chỉ đạo các cấp kiện toàn tổ chức, tăng cường xã hội hóa công tác phòng ngừa phòng chống tội phạm, phòng, chống ma túy. Bộ Công an cần chỉ đạo các lực lượng trong toàn ngành phối hợp với các lực lượng liên quan, trong đó nắm chắc tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy để kịp thời đề ra kế hoạch, biện pháp, tập trung lực lượng điều tra, khám phá các đường dây tội phạm có tổ chức. Đồng thời cần mở các đợt cao điểm phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và mua bán người trên phạm vi toàn quốc./.

     

    " Học, học nữa, học mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #246388   01/03/2013

    trinhviettiep
    trinhviettiep
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2011
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 3510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 45 lần


     Xin mời cộng đồng dân luật tham khảo thêm thông tin phap luật mai zôzzozoo...

    http://vov.vn/Xa-hoi/Ha-Noi-Toi-pham-ma-tuy-co-chieu-huong-gia-tang/244981.vov

    " Học, học nữa, học mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #246391   01/03/2013

    trinhviettiep
    trinhviettiep
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2011
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 3510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 45 lần


    Những bài báo hay nóng sốt, Xin cộng đồng dân luật cho ý kiến... Tội phạm hình sự ngày càng manh động: Cần tăng nặng hình phạt Thứ năm, 29/11/2012 09:12 (CATP) Có ý kiến cho rằng tội phạm ngày càng trẻ hóa, manh động do tác động của phim ảnh bạo lực và thiếu sự quan tâm giữa gia đình, nhà trường và xã hội... Cũng có người bảo tội phạm có khuynh hướng coi thường tính mạng người khác, tái phạm nguy hiểm là do Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 đã trở nên lỗi thời, tạo ra hiện tượng nhờn luật. Khoảng cách giữa mức án tối đa và mức án tối thiểu trong các điều của BLHS quá lớn, dẫn đến việc luật thiếu tính răn đe. Nhiều điều luật trong BLHS 1999 về các tội: giết người, gây rối trật tự công cộng, cướp tài sản, cướp giật tài sản, mua bán người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản... có khung hình phạt khá rộng. Đơn cử như tội giết người, khung hình phạt “từ 7 đến 15 năm hoặc từ 12 đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình”. Khung hình phạt rộng như trên đã dẫn đến việc áp dụng pháp luật khó chính xác, tạo kẽ hở lớn về luật và phát sinh loại tội phạm hoạt động trong lĩnh vực... “chạy án”. Các hành vi cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại từ 11% đến dưới 30% sức khỏe người khác cũng có khung hình phạt từ “tù treo” trong ba năm hoặc giam giữ từ sáu tháng đến ba năm. Tội mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm hoặc lừa bán phụ nữ ra nước ngoài cũng có khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam nhưng khoảng cách trong khung hình phạt lại quá rộng, từ 5 - 20 năm. Tội cướp tài sản gây tổn hại từ 61% sức khỏe của người khác cũng có khung hình phạt từ 18 đến 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình. Hàng “nóng” được các đối tượng cướp sử dụng ngày một nhiều Ra đời từ năm 1999, BLHS hiện không theo kịp mức độ trẻ hóa của tội phạm. Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội và nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, dẫn tới việc nhiều đối tượng phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi thoát tội, mặc dù hậu quả do hành vi của tội phạm vị thành niên gây ra trong nhiều vụ án gây căm phẫn trong dư luận. Lê Văn Luyện giết chết cả ba người trong một gia đình nhưng thời điểm hắn gây án vẫn chưa đủ 18 tuổi nên mặc dù phạm cả ba tội “giết người, cướp tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” nhưng vẫn thoát án tử hình. Do đã biết trước được mức án sẽ phải nhận nên trong các phiên tòa, Lê Văn Luyện đã không biểu lộ một chút ăn năn hối lỗi nào. Với 18 năm tù, nếu cải tạo tốt, có thể Luyện sẽ được giảm án và khi chấp hành xong hình phạt tù, có thể hắn sẽ chỉ ngoài 30 tuổi. Không ai dám chắc khi ra tù, hắn không đoạt mạng người khác nhưng để cách ly vĩnh viễn y với đời sống xã hội thì luật không cho phép. Nhóm tội phạm vừa gây ra vụ chặt tay cô gái, cướp tài sản kinh hoàng xảy ra đêm 24-11-2012 tại đường vành đai phía đông phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 trong trường hợp đưa ra xét xử thì nhiều khả năng cũng không có tên nào trong băng nhóm này phải lãnh án chung thân hoặc tử hình. Tại hội nghị khảo sát thực tiễn việc thi hành BLHS năm 1999 do Bộ Tư pháp phối hợp UBND TP.Hồ Chí Minh tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng việc duy trì khoảng cách thấp nhất và cao nhất của hình phạt trong các điều luật rất dễ dẫn đến sự tùy tiện. Băng tội phạm chém đứt tay cô gái để cướp xe SH tại quận 2 và hung khí sử dụng để gây án Nếu sửa luật hình sự theo hướng giảm bớt hình phạt tử hình có thể sẽ sinh ra loạn. Ai cũng biết, Luật Hồng Đức thời Lê đã khiến xã hội hưng thịnh, khắp nơi không có trộm cắp, không nhặt của rơi vì luật pháp nghiêm khắc thực hiện nguyên tắc “pháp trị”, trọng hình. Sau thời gian duy trì một BLHS có quá nhiều bất cập, không theo kịp sự phát triển của xã hội đã gây ra hiện tượng nhờn luật. Nhiều tên tội phạm không sợ đi tù và tái phạm nguy hiểm gia tăng. Trong thời gian tới, cần sửa BLHS theo hướng rút ngắn khoảng cách khung hình phạt bằng các cố định hình phạt. Tăng nặng hình phạt đối với loại tội phạm tái phạm nhiều lần và các loại tội phạm giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, cướp giật, mua bán người, hiếp dâm, lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản... Khi các loại tội phạm này giảm xuống, người phạm tội sợ hình phạt nghiêm khắc thì mới nên nghĩ đến việc sửa luật theo hướng giảm bớt án nặng, giảm tử hình.

    " Học, học nữa, học mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #246392   01/03/2013

    trinhviettiep
    trinhviettiep
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2011
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 3510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 45 lần


    Vấn đề bức xúc...

    http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Trung-tam-NC-TPH-va/80/2079/75-toi-pham-hinh-su-la-nguoi-tre.aspx

    " Học, học nữa, học mãi"

     
    Báo quản trị |  
  • #246395   01/03/2013

    trinhviettiep
    trinhviettiep
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2011
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 3510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 45 lần


    Không nhân nhượng cái ác

    Nếu không mạnh tay trừng trị, cái ác sẽ nhanh chóng lan rộng, đến một lúc nào đó, để bảo vệ mình, người dân sẽ hành động theo phương châm “lấy ác trị ác”.

     Những vụ giết người, cướp tài sản một cách táo tợn, dã man xảy ra liên tiếp đang gây nhiều bức xúc trong dư luận. Rất nhiều người đã lên tiếng cho rằng luật là do con người đặt ra, vì vậy trong một giai đoạn nào đó, rất cần thiết phải thay đổi luật, áp dụng biện pháp trừng trị quyết liệt, không khoan nhượng cái ác thì mới nhanh chóng ổn định trật tự xã hội, bảo đảm an toàn cho người lương thiện.

    Sửa luật, rút ngắn thời gian điều tra

    http://m.phunuonline.com.vn/xa-hoi/doi-song/khong-nhan-nhuong-cai-ac/a82501.html

    " Học, học nữa, học mãi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trinhviettiep vì bài viết hữu ích
    ttpthuy (02/06/2013)
  • #265900   31/05/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


    Tử hình ko chịu bỏ thì bây giờ cũng có thuốc đâu mà tử hình?

     
    Báo quản trị |  
  • #265941   31/05/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    TRUTH viết:

    Tử hình ko chịu bỏ thì bây giờ cũng có thuốc đâu mà tử hình?

    Cập nhật chậm quá. CP đã ra NĐ quy định lại loại thuốc dùng để tử hình rồi. Loại thuốc này trong nước sản xuất được. 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #266289   02/06/2013

    anhkiet123
    anhkiet123

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo quan điểm của cá nhân tôi thì hình phạt tử hình nên bỏ 
    cũng như những người phản đối hình phạt tử hình ở mĩ đã từng nói  :" tại sao chúng ta lại giết người để chứng minh cho mọi người thấy giết người là sai ? " 
    riêng phần    Hình phạt tương đương tử hình của tác giả cá nhân tôi không đồng tình cho lắm 
    vì khoan hồng giống như " 1 phần thưởng " cho những người cải tạo tốt , điều này khích lệ những người phạm tội thay đổi theo hướng tích cực để sớm đc về với xã hội , vậy mà bây giờ  lại ko khoan hồng ( ko cần biết cải tạo tốt hay ko ) thì sẽ khiến cho tù nhân " dạng này "  sống theo kiểu " bất cần đời " và ngày càng tệ hại hơn thôi  
    Cập nhật bởi anhkiet123 ngày 02/06/2013 01:36:56 CH Cập nhật bởi anhkiet123 ngày 02/06/2013 01:36:05 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #280042   08/08/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Ân xá Quốc tế lên án tử hình ở Việt Nam là "vô nhân đạo"

    “Thật đáng lên án khi Việt Nam nối lại việc hành quyết và thể hiện một quyết tâm tàn nhẫn của chính quyền tiếp tục duy trì án tử hình,”  bà Isabelle Arradon, phó giám đốc khu vực châu Á của Ân xá Quốc tế nhận xét sau việc tử tù Nguyễn Anh Tuấn là người đầu tiên vừa thực hiện thi hành án tử hình bằng thuốc độc tại Việt Nam.

     Tử tù Nguyễn Anh Tuấn, người phạm tội giết người, cướp của và ném xác nạn nhân xuống mương nước và bị kết án tử hình vào năm 2010, đã bị tiêm thuốc độc tại khu vực thi hành án của trại giam Công an Hà Nội.

    Theo bà Arradon thì lẽ ra Việt Nam phải tận dụng khoảng thời gian tạm ngưng thi hành án tử do không thể mua thuốc độc của châu Âu để xem xét lại án tử hình để đi đến bãi bỏ luôn hình phạt này.
     
    “Ân xá Quốc tế thông cảm với nạn nhân của những tội ác nghiêm trọng vốn đáng được hưởng công lý nhưng không có bằng chứng gì cho thấy án tử hình có tác dụng răn đe,” bà nói và cho rằng tử hình là ‘hình phạt bất nhân và tàn nhẫn nhất và là sự vi phạm nhân quyền rõ ràng'.
     
    Bà cũng cho rằng Việt Nam đang ‘đi lạc hướng’ so với phần còn lại của thế giới về vấn đề tử hình.
     
    Ân xá Quốc tế nói rằng họ lên án ‘bất kỳ hành động tử hình nào mà không có ngoại lệ’ bất kể tội ác đó là gì hay hoàn cảnh xảy ra tội ác như thế nào. Đồng thời họ cũng lên án các cách thức mà các Nhà nước thực hiện án tử hình.
     
    Theo bbcvietnam
    Cập nhật bởi danusa ngày 08/08/2013 11:01:07 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #280508   10/08/2013

    duytambinh
    duytambinh
    Top 500
    Male
    Chồi

    Tiền Giang, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2013
    Tổng số bài viết (146)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 596
    Được cảm ơn 49 lần


    đồng tình với chủ toic này, theo minh nên bỏ cái án tử hình đi vì xã hội càng ngày càng văn minh mà và thay vào đó nên bắt các tù nhân đi lao động khổ sai đến suốt đời để họ chuộc bớt lỗi lầm giúp ích cho xã hội.

    Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ

     
    Báo quản trị |  
  • #280587   11/08/2013

    Asamoah
    Asamoah

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 1 lần


    phản đối bỏ án tử hình. án tử hình chỉ bỏ được khi dân trí của chúng ta đã ở mức cao, người dân hiểu được bỏ án tử hình là thể hiện sự tiến bộ, còn hiện nay là không thể. chắc chắn xã hội việt nam sẽ loạn nếu bỏ án tử hình.

     
    Báo quản trị |  
  • #280592   11/08/2013

    trinhtuc
    trinhtuc

    Sơ sinh


    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mình thấy cộng đông dân luật có nhiều ý kiến hay

    mình k có phản đối nhưng khi muốn thay đổi điều 

    gì cần phải xem xét toàn diện, mọi góc độ

    mình chỉ có vd này: nếu người bị giết là anh,em,chị..

    trong gia đình nhà mình thì lúc đó bạn có thật sự bình 

    tĩnh để mà giải quyết vấn đề 1 cách sáng suốt  (trừ trường hợp khác)

    Án tử hình là để dành cho những người tước đi tính mạng của người khác

    Luật đưa ra mà k phản ánh trực diện thì dân sẽ k phục

    Trên đây là ý kiến cá nhân của mình. Cảm ơn!!

     
    Báo quản trị |  
  • #280604   11/08/2013

    duytambinh
    duytambinh
    Top 500
    Male
    Chồi

    Tiền Giang, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2013
    Tổng số bài viết (146)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 596
    Được cảm ơn 49 lần


    đồng tình với với luật sư, theo tôi nên bỏ cái án tử hình đi vì xã hội càng ngày càng văn mình mà và thay vào đó nên tạo cơ hội cho các phạm nhân đi lao động giúp ích cho xã hội.

    Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ

     
    Báo quản trị |  
  • #295988   07/11/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4356 lần


    Nếu Nguyễn Thanh Chấn mà bị kết án tử hình thì lấy gì bồi thường?

     
    Báo quản trị |  
  • #296082   07/11/2013

    weeds_dt
    weeds_dt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi thấy chính sách này cũng hay. Tôi tán thành

     
    Báo quản trị |  
  • #302262   13/12/2013

    ttpthuy
    ttpthuy
    Top 200
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2011
    Tổng số bài viết (455)
    Số điểm: 3304
    Cảm ơn: 95
    Được cảm ơn 203 lần


    tôi không đồng ý việc bỏ án tử hình với những kẻ mất nhân tính, giết người man rợ. Thử hỏi nế 1 kẻ mất nhân tính, đánh đập vợ con, giết hại man rợ thì đáng để được cải tạo lắm sao? Thử hỏi lại vụ Lê Văn Luyện gây bức xúc trong xã hội mà không bị án tử hình, sau đó có 1 thằng nhóc cũng họ Lê giêt người man rợ rồi khi bị bắt đã nhơn nhơn khai rằng nó là " em của anh Luyện". Nó biết rằng dưới 18 không bị tử hình nên mới nhơn nhơn như thế. Vậy tội ác như thế có đáng được cưu mang, cải tạo về với cộng đồng và rồi hàng xóm lại nơm nớp lo sợ khi nó ra tù?

    à nhân đây nói luôn 1 vụ giết người mà báo đã từng đăng ầm ầm. Vụ cậu sinh viên bị cướp laptop ở TPHCM, chạy theo bắt cướp bị nó cầm giao giết. Rồi người dân truy đuổi đanh cho sưng mặt ấy. Thằng cướp đó là hàng xóm nhà người bà con nhà tôi, tôi cũng đã gặp bố mẹ của nó (vì hay sang nhà người bà con chơi). Gia đình có 2 thằng con trai, thằng lớn đi cướp táo tợn, bị bắt đi tù, 2 tháng sau tới thằng em đi cướp rồi giết người. Khi công an tới tận nhà thì cha mẹ bọn này mang rất nhiều túi xách đi tẩu tán (thì bọn này chuyên giựt túi mà). Trước khi tụi này bị bắt thì nhà rất giàu có, vài tháng lại thấy bố mẹ nó có xe ga mới. cướp táo tợn và giết người như thế liệu có đáng được pháp luật thông cảm và khoan hồng không nhỉ?

    đừng qui chụp vụ ông Chấn với những vụ giết người mất nhân tính khác. nếu họ bị oan, tự khắc gia đình sẽ đi kêu oan, không có chyện đang kháng án kêu oan, có luật sư theo dõi mà bị kết án tử hình đâu bạn ơi. Vụ ông Chấn là vụ nóng thật nhưng để bỏ án tử hình thì chưa nên chút nào. Với những tội ác man rợ có bằng chứng như hiếp dâm trẻ em đến chết, giết người man rợ thì đương nhiên phải xử tội chết để răn đe những kẻ khác. Tôi còn mong tăng hình phạt cho những kẻ như tên Luyện cơ, không bị xử tội chết nhưng phải cho đi tù chung thân để răn đe.

     
    Báo quản trị |  
  • #396701   18/08/2015

    phamthanhhuu "Mình có một thắc mắc nhỏ đối với các bạn cho rằng nên tồn tại án tử hình, nên tăng án tử hình...là: Giả sử án hình phạt cao nhất chỉ là 5 năm, liệu bạn có dám giết người hay không? Nếu bạn là người mua bán 1kg ma túy, bị lực lượng công an truy bắt thì bạn có chống đở đến mức quyết liệt "một mất một còn" không?"

    Xin chào , phamthanhhuu.

    Nếu án phạt cao nhất là 5 năm thì người ta sẵn sàng chém giết nhau rồi ngồi tù 5 năm sau ra tù, quá khỏe, ra tù làm thêm phát nữa cũng không sao lại vào 5 năm rồi lại ra. Vậy có ok không, quá đơn giản, giết người như chém chuối;

    buôn bán 1kg ma túy bị công an đuổi cần gì phải chạy mà bị bắn chết oan, ngồi tù 5 năm sau ra bán vài chục cân chơi , kéo theo vài triệu người nghiện, thế cũng chẳng sao?

    mình nói vậy không biết có đúng ý của phamthanhhuu không?

    xin tiếp thu ý kiến của mọi người

    xin cảm ơn,

    EM XIN NÓI THÊM

    hồi năm 2011 em có mất một chiếc xe máy, CA bắt được các đối tượng, khi ra tòa mình mới biết các đối tượng này thường xuyên ăn cắp. có thằng thì lần này vào tù là LẦN THỨ 5 mỗi lần 6 tháng đến 3 năm, có thăng thì ở tù 5 NĂM mới ra, nhưng vẫn tái phạm; Vậy là sao? có phải pháp luật xử lý không nghiêm, ăn cắp một chiếc xe bán vài chục triệu, rồi ăn cắp hàng loạt chỉ ngồi tù mấy tháng. không chừng vô trong đó (tù ) có anh em chiến hữu lại vui hơn; ăn cơm tù lại càng thích, không phải lo lắng làm ăn gì cho khổ xác;

    Thiệt mấy thằng đó nên xử tử, không chặt đầu thì cũng chặt tay chân, chứ ăn rồi chuyên đời đi ăn trộm của người ta về ăn vậy ai mà chịu nổi;

    có lẽ VN nên tăng khung chế tài hình phạt các thánh mới sợ mà lo lằm ăn lương thiện; chứ không thì trộm cắp, giết chóc là bình thường như cơm bữa;

    Ở nhà cũng bị thảm sát . Bình Phước, Nghệ An, Quảng Trị, Yên Bái

    Ra đường đụng xe chút cũng đánh đập, đâm chém nhau chết (Sài Gòn)

    Thiệt là xã hội VN loạn mất rồi, không xử phạt mạnh tay còn đòi bỏ TỬ HÌNH bỏ TỬ HÌNH ,

    Cập nhật bởi phihonguyen ngày 18/08/2015 10:50:19 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #396705   18/08/2015

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    Nếu bị hại là người thân của mình (vợ chồng, con cái, cha mẹ...) bị giết thì lúc đó mới nên nói đến việc khoan hồng giáo dục các bị cáo.

    Còn nói dóc trên diễn đàn thì vô ích.

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn oneclicklogin vì bài viết hữu ích
    cty_hungthinh (14/12/2020)
  • #564711   11/12/2020

    cblcbl
    cblcbl

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/12/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    luật sinh ra là để phục vụ

    luật sinh ra là để phục vụ có ích cho con người,chứ không phải để trừng trị,tất cả là tính nhân đạo của con với con người, nên xoá bỏ án tử vì tình người và lòng nhân đạo là trên hết

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn cblcbl vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/12/2020)
  • #564723   12/12/2020

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Nếu bỏ án tử hình thì thay bằng tù chung thân không ân xá hoặc nhân đạo hơn nên phân loại thành chung thân A, B, C (được đọc công khai tại tòa với bị cáo)

    Chung thân C : Giống hiện nay phải ở tù ít nhất 20 năm tù mới được xét giảm xuống án tù có thời hạn (xem xét kỷ luật để giảm án) và cần phải ở tối thiểu thêm 10 năm nữa => Ra tù cần ít nhất là bằng hoặc hơn 30 năm.

    Chung thân B : 30 năm tù mới được xét giảm xuống án tù có thời hạn và cần phải ở tối thiểu thêm 15 năm nữa => Ra tù cần ít nhất là bằng hoặc hơn 45 năm.

    Chung thân A : 40 năm tù mới được xét giảm xuống án tù có thời hạn và cần phải ở tối thiểu thêm 20 năm nữa => Ra tù cần ít nhất là bằng hoặc hơn 60 năm.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/12/2020)