Năng lực của thẩm phán Tòa án Thành phố Đà Nẵng

Chủ đề   RSS   
  • #10062 29/01/2010

    LS_ThaiHung
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2008
    Tổng số bài viết (3872)
    Số điểm: 21464
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1030 lần


    Năng lực của thẩm phán Tòa án Thành phố Đà Nẵng

    Làm luật sư nhiều lúc thấy nhiều thẩm phán sao mà trình độ kém đến thế:
    Làm thẩm phán nhưng không hiểu được thuật ngữ tiền vay và tiền mượn và đa ghi vào bản án như sau: " Hợp đồng không thể thực hiện do lỗi của phía người bán nên ngoài số tiền đặt coc, óối với số tiền các bên giao thêm ngoài hợp đồng phải xác định là tiền mượn do đó .......bên mua phải trả lại số tiền đã mượn và lãi suất tính theo lãi suất gởi tiết kiệm......"
    " tiền nhận thêm đến ngày 26/6/2005 (đợt cuối) tính đến ngày xét xử sơ thẩm 23/07/2009 là 40 tháng"
    Đó là một phần của nội dung bản án dân sự phúc thẩm số 62/2009/DSPT được xét xử phúc thẩm ngày 11.11.2009

    Người không hiểu thuật ngữ vay tiền hay mượn tiền nói trên, cũng như chưa biết đếm ngày tháng từ 26.06.2005 đến 23.07.2009 là 40 tháng đó chính là thẩm phán Nguyễn Thị Liên Hương thẩm phán tòa Dân sự Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.

    Qua bài này hy vọng Chánh án Tòa án Thành phố Đà Nẵng xem xét lại trình độ của thẩm phán tòa mình, cũng như tư cách đạo đức thẩm phán Hương mà nội dung xem lại tư cách đạo đức tôi đã gởi kiến nghị cho Tòa bằng văn bản

    Cập nhật bởi LawSoft02 vào lúc 25/11/2009 10:02:07

    LS Nguyễn Đình Thái Hùng

    Email: luatsuthaihung@gmail.com

    Website: http://Vplsthaihung.com

    Facebook : Nguyễn Đình Thái Hùng

    Điện thoại 0903.017977

     
    26331 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #10083   05/12/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tôi xin tiếp tục trình bày quan điểm của mình :
    4- Luật sư cho rằng vì không đưa Ngân hàng tham gia tố tụng nên sau này muốn kê biên căn nhà số 8 Xuân Thiều phải có ý kiến của Ngân hàng thì Thi hành án dân sự phải giải quyết thế nào ? Tôi phản đối quan điểm này, bởi lẻ tại điều 90 Luật thi hành án hiện hành, qui định về việc kê biên, xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp có qui định :
    1. Trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án.
    2. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này.
    Như vậy, không phải cơ quan Thi hành án dân sự không biết phải giải quyết thế nào như quan điểm của Luật sư mà Luật cho phép Chấp hành viên được quyền kê biên căn nhà số 8 Xuân Thiều, không cần phải có ý kiến đồng ý hay không của Ngân hàng đã nhận thế chấp căn nhà này, miễn giá trị căn nhà lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm và chi phí cưỡng chế. Nhưng, quyền lợi của Ngân hàng vẫn nguyên vẹn, bởi luật qui định khi kê biên, chấp hành viên phải thông báo ngay cho Ngân hàng và khi xử lý tài sản là căn nhà này thì Ngân hàng được ưu tiên thanh toán trước. Nói nôm na, nếu giá trị nhà số 8 Xuân Thiều chỉ đủ để trả nợ và lãi cho Ngân hàng thì.....Thi hành án dân sự chả sờ vào để thi hành án cho bản án 62/2009/DS-PT của TAND Tp Đà Nẵng.
    5- Về chuyện Ông Sắc, tôi có một thắc mắc : Luật sư trình bày Ông Năm đã thế chấp căn nhà số 8 Xuân Thiều để vay tiền của Ngân hàng, nghĩa là bản chính giấy hồng nhà này phải nằm trong két Ngân hàng, vậy ông Năm lấy đâu ra giấy hồng để làm thủ tục cho, tặng Ông Sắc ? Hay là Ông Năm đã cho, tặng trước, sau đó mượn lại giấy hồng này ( chưa kịp sang tên cho ông Sắc ) để vay Ngân hàng ? Và, Ngân hàng đã không thẩm tra tốt, không đăng ký giao dịch bảo đảm nên không biết ông Năm đã chuyển quyền sỡ hữu căn nhà cho Ông Sắc ?
    Theo qui định tại khoản 5 điều 93 Luật nhà ở hiện hành thì quyền sỡ hữu căn nhà số 08 Xuân Thiều đã được chuyển sang cho Ông Sắc kể từ thời điểm Hợp đồng cho tặng được công chứng và đương nhiên Thi hành án dân sự không được phép kê biên tài sản của Ông Sắc để thực hiện nghĩa vụ thi hành án của ông Năm được.

    Xin được tiếp tục trình bày ý kiến vào lần sau.

    Cập nhật bởi haivinhphuc88 vào lúc 05/12/2009 20:16:06
    Cập nhật bởi haivinhphuc88 vào lúc 05/12/2009 20:32:47
    Cập nhật bởi haivinhphuc88 vào lúc 05/12/2009 20:37:36
    Cập nhật bởi haivinhphuc88 vào lúc 05/12/2009 20:41:25
    Cập nhật bởi haivinhphuc88 vào lúc 05/12/2009 20:46:18
     
    Báo quản trị |  
  • #10084   06/12/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tôi xin tiếp tục trình bày quan điểm của mình :
    PHẦN 2 : NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT SƯ MÀ TÔI ĐỒNG Ý :
    1- Số tiền 110.000.000 đồng mà bà Trúc đưa cho Ông Năm sau khi đã ký thỏa thuận và đặt cọc không phải là tiền bà ta cho vay, mượn, càng không phải là tiền cọc.  Trong đơn khởi kiện, bà Trúc có yêu cầu đòi lại phần tiền này kèm lãi suất, khi xử án, Tòa cũng có xem xét, quyết định yêu cầu đó nhưng hai cấp Tòa sơ và phúc thẩm chỉ xác định quan hệ pháp luật là tranh chấp phạt cọc, không xác định quan hệ pháp luật đòi lại tiền ứng trước là thiếu sót.

    Tại phiên tòa, chính Bà Trúc thừa nhận đây là tiền mà bà tự nguyện ứng trước, sau này khi thực hiện việc mua bán nhà thì trừ vào số tiền bên mua phải thanh toán, hoàn toàn không có thỏa thuận gì khác về việc xử lý số tiền này một khi hợp đồng không được thực hiện. Thế nhưng Tòa nhận định cần phải xem tiền này là tiền vay, mượn và tính lãi suất buộc ông Năm phải thanh toán là cố tình kết luận sai sự thật, sai với chứng cứ khách quan.

    2- Về mặt toán học, từ 26/6/2005 tới 23/7/2009 là 48 tháng 27 ngày, Tòa tính thời gian chỉ có 40 tháng là sai. Việc áp dụng chỉ một mức lãi suất 0,65% cho suốt khoản thời gian từ 26/6/2005 - 23/7/2009 cũng không phù hợp với thực tế, bởi lẻ trong khoản thời gian đó, lãi suất huy động tiền tiết kiệm của ngân  hàng có nhiều biến động, đặc biệt trong năm 2008 có thời điểm Ngân hàng huy động tiền gởi tiết kiệm tới 1,5%/tháng.

    3- Việc Tòa xúi giục ( theo lời của Luật sư ) Ông Năm giao nhà số 8 Xuân Thiều cho bà Trúc để nhận tiếp 100 triệu là trái pháp luật, bởi lẻ Tòa biết nhà này là tài sản đã thế chấp cho Ngân hàng, xúi giục đương sự chuyển nhượng, mua bán nhà ở trong trường hợp này là xúi giục việc mua bán không tuân theo qui định của Pháp luật ( không làm được Hợp đồng có công chứng vì bản chính giấy hồng nhà đã do Ngân hàng giữ ). Tuy nhiên, việc này không thể hiện trong bản án, do đó tôi chỉ bàn theo lời kể của Luật sư.

    4- Việc tòa không tính án phí cho phần yêu cầu không được chấp nhận của Nguyên đơn rõ ràng là trái pháp luật. Việc Thẩm phán triệu tập đương sự trước khi tòa thụ lý là trái với qui định tại điều 257 Bộ luật tố tụng dân sự. Khi chưa được phân công mà đã ký tên, đóng dấu giấy triệu tập là qua mặt lãnh đạo, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để hoạt động mờ ám. Việc biết trước sau khi thụ lý mình sẽ được phân công chủ tọa phiên tòa Phúc thẩm để hoạt động mờ ám "đón đầu" là dấu hiệu của việc chạy án.

     
    Báo quản trị |  
  • #10085   06/12/2009

    haivinhphuc88
    haivinhphuc88

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (108)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Ngoài ra, việc Thẩm phán có riêng hồ sơ trước khi Tòa thụ lý và trước khi được Chánh án phân công để làm việc với đương sự cũng là dấu hiệu của việc chạy án có tổ chức. Cụ thể, phải làm rõ việc ai đưa hồ sơ cho Thẩm phán, người này tại sao có hồ sơ, quan hệ thế với thẩm phán và mục đích của việc đưa hồ sơ là gì ?
    PHẦN KẾT LUẬN :
    Bởi những lẻ nêu trên, tôi cho rằng Bản án sơ thẩm đã đúng pháp luật khi tuyên Ông Năm chỉ phải trả cho bà Trúc 110 triệu, không phải trả lãi đối với số tiền mà bà Trúc tự nguyện ứng trước. Nhưng, bản án này đã vi phạm khoản 2 điều 363 Bộ Luật dân sự 1995 khi chỉ tuyên phạt cọc gấp 2 lần, trong khi các bên thỏa thuận phạt gấp 3 lần đối với số tiền cọc. Ngoài ra bản án này còn thiếu sót ở chổ không xác định quan hệ pháp luật đòi lại tiền ứng trước.

    Bản án phúc thẩm đúng pháp luật khi tuyên Ông Năm phải chịu phạt cọc gấp 3 lần số tiền cọc đã nhận, nhưng có vài vi phạm pháp luật mà ở phần 2 tôi đã trình bày, tuy nhiên hậu quả của việc vi phạm pháp luật này là không lớn : thiệt hại chỉ hơn 28 triệu cho Ông Năm và hơn 1,6 triệu cho Nhà nước.

    Hành vi vi phạm tố tụng nghiêm trọng nhất trong vụ án này, theo tôi là việc Thẩm phán qua mặt lãnh đạo để triệu tập đương sự khi chưa được phân công vì Tòa chưa thụ lý. Như tôi đã phân tích, hành vi này có dấu hiệu của nhiều tội xâm phạm hoạt động tư pháp hoặc tội hình sự , do đó đương sự song song với việc xin kháng nghị Giám đốc thẩm theo hướng hủy cả hai bản án và giao xử sơ thẩm lại từ đầu, nên có đơn tố cáo hành vi nói trên của Thẩm phán tới Cục điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị làm rõ động cơ, mục đích việc làm trái pháp luật của Thẩm phán.

    Phần nói thêm : Qua nội dung trình bày của tôi, chắc mọi người đều nhận thấy tôi hoàn toàn khách quan, không nghiêng về một bên Tòa hay Luật sư. Con người không phải là thần thánh để hoàn thiện 100%, đã là con người ( kể cả Thẩm phán, Luật sư......) thì ai cũng có lúc phạm sai lầm, do đó khi đề cập tới sai lầm của người khác, nhất là giữa những người chung nghề Luật, thiết tưởng nên sử dụng từ ngữ thật phù hợp, sao cho vừa chuyển tải được sự việc lại vừa không làm tổn thương cá nhân của nhau.

    Ví dụ, trước việc làm trái pháp luật của Thẩm phán, Luật sư nên vận dụng pháp luật để phản bác, khiếu nại, tố cáo, không nên  miệt thị bằng những từ như " Trình độ kém cỏi, không biết làm toán...."

    Trân trọng kính chào và mong được sự góp ý của các bạn khác để chủ đề này thêm phong phú.

     
    Báo quản trị |  
  • #10086   29/01/2010

    namlawyer
    namlawyer
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2010
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 1167
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 26 lần


    he he, Hùng hả? Dạo này khỏe và phát tài chưa?
    Bữa nào kêu Quốc Đạt nữa qua Tân Phú giao lưu
    Xã hội đang rối ren, đừng nên bàn cãi nhiều, mệt đầu lắm
    Đi vào chùa mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy đi, 1 mình không xoay vần nổi thời cục đâu
    bb

    Văn Phòng Luật Sư Nam Kinh - Nam Kinh Law Office

    248 Tân Thới Hiệp 22, Phường Tân Thới Hiệp, Q12, HCM

    Trưởng VP: LS Đinh Ích Nam (0979 888 286)

     
    Báo quản trị |  
  • #44909   17/02/2010

    HoangLongVP80
    HoangLongVP80

    Sơ sinh

    Vĩnh Phúc, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đầu năm đọc chủ đề này thấy thật hay. Mong rằng sẽ có nhiều cuộc tranh luận như thế này để diễn đàn ngày càng lớn mạnh.
     
    Báo quản trị |  
  • #55674   01/07/2010

    hienkhung
    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Tôi rất thích tính cách thẳng thắn, bộc trực nhưng phê bình cũng cần có phương pháp. Bác Hồ đã từng dạy chúng ta về cách thức phê bình. Hãy đặt mình vào cương vị đang bị góp ý, phê bình để có cách thức, lời nói sao cho dễ tiếp thu và việc phê bình có hiệu quả. Đôi khi chúng ta quá bức xúc, nóng nảy nên "giận quá mất khôn". Trong vụ việc Ls ThaiHung đưa ra tôi không tham gia nhưng theo tôi các bạn đã hiểu sai ý của bác Trịnh Hồng Dương rồi. Ý của bác ấy không phải như vậy đâu.Khi bác Trịnh Hồng Dương nói câu nói này là bác muốn nói đến tình trạng bất cập của pháp luật nước ta. Cùng một vấn đề nhưng ở vản bản pháp luật này thì quy định thế này nhưng ở văn bản pháp luật khác lại quy định thế khác. Chính vì hiểu chưa đúng ý người nói nên bác Dương đã từng bị quy chụp một cách rất đáng tiếc. Bác Dương đã mất nhưng theo tôi thì bác vẫn xứng đáng là một trong những thẩm phán mẫu mực và là một trong những chuyên gia hàng đầu của ngành Tòa án đáng để chúng ta kính trọng.
     
    Báo quản trị |