Khi nhắc đến những trận bão lụt lớn ông bà ta thường có câu thành "Năm Thìn bão lụt" - Vậy ý nghĩa của câu thành ngữ này là gì? Ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Năm Thìn bão lụt là gì?
Theo quan niệm xưa, ông bà ta cho rằng, trong những năm Thìn thường có bão tố dữ dội và lũ lụt, nên "Năm Thìn bão lụt" là một câu thành ngữ mà ông bà ta thường dùng để nói về những năm thiên tai, mưa bão.
Bên cạnh đó, trong lịch sử nước ta cũng đã trải qua 02 trận bão lụt kinh hoàng nhất là là 2 trận bão, lũ lụt năm 1904 và 1964.
Theo thống kê, khi trận bão lụt năm 1904 (năm Giáp Thìn) xảy ra đã có hơn 5.000 người chết; súc vật thì mười phần chết tám và hơn phân nửa nhà dân bị sập.
Đến năm 1964 (năm Giáp Thìn), đồng bào miền Trung phải hứng chịu trận lũ lịch sử, gây thiệt hại thảm khốc cho các tỉnh thành từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định. Trong đó, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Quảng Nam.
Ngoài ra cũng có thể kể đến các cơn bão lũ vào năm thìn khác của nước ta như cơn lũ năm 2000 ở đồng bằng Sông Cửu Long, cơn bão Hayan năm 2012 và gần nhất là cơn bão Yagi năm Giáp Thìn 2024
Từ những yếu tố trên thì “Năm Thìn bão lụt” giờ đây không đơn thuần là một sự kiện trong lịch sử của vùng đất Nam Bộ mà còn như một lời dự đoán về các trận bão lũ sẽ xuất hiện vào năm Thìn.
Bên cạnh đó, "Năm Thìn bão lụt" còn là câu nói từ thời xa xưa thường được ông bà sử dụng để nói về những năm gặp bão lũ.
Nhà nước có những phương án gì để phòng chống bão lụt?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Phòng chống thiên tai 2013 (sửa đổi bởi điểm d khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023) thì khi xảy ra bão lụt, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương sẽ căn cứ vào cấp độ rủi ro thiên tai để đưa ra các biện pháp ứng phó sau:
- Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;
- Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;
- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;
- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;
- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;
- Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;
- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;
- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;
- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.
Người lao động có được trả lương trong thời gian nghỉ bão lụt hay không?
Theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp người lao động phải nghỉ làm do bão lụt thì người lao động vẫn sẽ được hưởng lương ngừng việc theo thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Cụ thể:
- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng hiện nay như sau:
Vùng
|
Mức lương tối thiểu tháng
(Đơn vị: đồng/tháng)
|
Mức lương tối thiểu giờ
(Đơn vị: đồng/giờ)
|
Vùng I
|
4.960.000 (tăng thêm 280.000 đồng)
|
23.800
|
Vùng II
|
4.410.000 (tăng 250.000 đồng)
|
21.200
|
Vùng III
|
3.860.000 (tăng 220.000 đồng)
|
18.600
|
Vùng IV
|
3.450.000 (tăng 200.000 đồng)
|
16.600
|
Tóm lại, "Năm Thình bão lụt" là một câu thành ngữ thường được ông bà ta sử dụng để nói về các trận bão lũ thiên tai.
Đồng thời, "Năm Thình bão lụt" còn là câu nói để gợi nhớ về những sự kiện bão lũ trong năm thìn ngày xưa, nó là lời nhắc để ta luôn có sự phòng bị trước những sự kiện tự nhiên khắc nghiệt.