Còn còn 141 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2025 (kể từ hôm nay ngày 10/9/2024). Vậy năm 2025 là năm con gì, hợp với tuổi nào? Có được phá thai vì con kỵ tuổi không?
Năm 2025 là năm con gì, hợp với tuổi nào?
Năm 2025 trong lịch Âm Lịch là năm Ất Tỵ, tức là năm con rắn.
Dựa vào các yếu tố Thiên Can và Địa Chi, năm 2025 sẽ hợp với các tuổi: Giáp Tý, Đinh Mão, Kỷ Tỵ, Tân Mùi, Quý Dậu, Đinh Sửu và Quý Mùi. Đây là các năm được cho là hợp với năm 2025 dựa trên sự kết hợp của tam hợp Tỵ - Dậu - Sửu.
Thông tin mang tính chất tham khảo
Có được phá thai vì con kỵ tuổi không?
Theo quy định tại Phần 8 Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2020, việc nạo phá thai chỉ được thực hiện cho đến khi thai đủ 22 tuần tuổi.
Các phương pháp phá thai từ tuần 13 đến hết 22 tuần.
+ Phá thai bằng thuốc được áp dụng cho thai từ tuần thứ 13 đến hết 22 tuần:
+ Phương pháp nong và gắp (không khuyến khích): sử dụng bơm hút chân không và kẹp gắp thai sau khi cổ tử cung đã được chuẩn bị bằng misoprostol được áp dụng cho thai từ tuần 13 đến hết 18 tuần.
Đồng thời hiện nay, không có văn bản nào cấm hoàn toàn việc nạo phá thai mà chỉ cấm phá thai vì lựa chọn giới tính thai nhi.
Như vậy, phá thai dưới 22 tuần tuổi sẽ được xem là hợp pháp (ngoại trừ phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi). Theo đó, hiện nay hành vi phá thai vì con kỵ tuổi không bị cấm nhưng sẽ bị xem xét về mặt đạo đức con người.
Phá thai vì lựa chọn giới tính sẽ bị phạt thế nào?
Theo Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
(3) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
(4) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
(5) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
+ Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
(6) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
(7) Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại (5);
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại (6);
+ Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
Như vậy, phá thai vì lựa chọn giới tính thai nhi thì tuỳ mức độ mà sẽ bị phạt tiền từ 3 - 20 triệu đồng và còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung.
Xem thêm: Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày nào? Được nghỉ bao nhiêu ngày?