Năm 2022: Tăng tỷ lệ ngân sách để lại cho TP.HCM, giảm của Hà Nội

Chủ đề   RSS   
  • #577545 30/11/2021

    lamlinh_2507
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:28/03/2018
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 3130
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 170 lần


    Năm 2022: Tăng tỷ lệ ngân sách để lại cho TP.HCM, giảm của Hà Nội

    Tại Nghị quyết 40/2021/QH15 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2022. Quốc hội đã thông qua việc tăng tỷ lệ để lại cho một số địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Đáng chú ý là việc tăng tỷ lệ ngân sách để lại cho TP.HCM, giảm của Hà Nội.

    Tăng tỷ lệ ngân sách để lại cho TP.HCM, giảm của Hà Nội - Minh họa

     Tăng tỷ lệ ngân sách để lại cho TP.HCM, giảm của Hà Nội - Minh họa

    Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương. Tuy nhiên, một số địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương, nhu cầu chi lớn về hệ thống hạ tầng đô thị, phải tự đảm bảo các chế độ chính sách mới tăng thêm trong thời kỳ ổn định ngân sách và đảm bảo cho cả số dân ngoại tỉnh đến học tập, làm việc và sinh sống trên địa bàn.

    Vì vậy, để bảo đảm nguồn lực cho các địa phương này, Chính phủ đã trình Quốc hội dành 16.748 tỷ đồng hỗ trợ 10 địa phương có thêm nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trong đó,  TPHCM được tăng tỷ lệ để lại cho NSĐP thêm 3% (từ 18% lên 21%) để có thêm nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng vai trò đầu tàu của nền kinh tế.

    Thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2021 tỷ lệ điều tiết là 35%; năm 2022 nếu tính theo đúng định mức còn 29%, giảm 6%. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho TP. Hà Nội, tỷ lệ để lại cho NSĐP sẽ chỉ giảm 3%.

    Theo đó, năm 2022 Quốc hội giao dự toán thu ngân sách, tỷ lệ % phân chia đối với các khoản thu phân chia tại TP.HCM, Hà Nội như sau:

    Dự toán

    TPHCM

    Hà Nội

    Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

    386.568.144

    311.650.672

    Thu ngân sách địa phương theo phần phân cấp

    84.121.251

    98.939.012

    Chia ra:

     

     

    + Các khoản thu NSĐP hưởng 100%

    42.585.344

    45.779.172

    + Tổng các khoản thu phân chia

    196.777.800

    165.757.000

    + Tỷ lệ điều tiết

    21%

    32%

    Phần NSĐP được hưởng

    41.535.907

    53.159.840

    Nghị quyết sẽ có hiệu lực từ ngày 28/12/2021.            

    Cập nhật bởi lamlinh_2507 ngày 30/11/2021 09:20:12 SA
     
    1276 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamlinh_2507 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #577562   30/11/2021

    Năm 2022: Tăng tỷ lệ ngân sách để lại cho TP.HCM, giảm của Hà Nội

    Tỷ lệ để lại ngân sách cho TP HCM tăng từ 18% lên 21%, nguồn lực này sẽ giúp cho thành phố phát triển kinh tế tốt hơn, đáp ứng vai trò là đầu tàu nền kinh tế của đất nước, đảm bảo về nhu cầu hạ tầng đô thị, chế độ chính sách mới được tăng lên.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daisy1009 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/11/2021)
  • #577593   30/11/2021

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Năm 2022: Tăng tỷ lệ ngân sách để lại cho TP.HCM, giảm của Hà Nội

    Thành phố Hồ Chí Minh cần phải có thời gian và như tiềm lực về tài chính để phục hồi kinh tế. Hiện tại TP Hồ Chí Minh là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, với tăng tỷ lệ ngân sách để lại cho thành phố giúp giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội cũng như phát triển kinh tế.

     
    Báo quản trị |  
  • #577611   30/11/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1358)
    Số điểm: 11337
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 200 lần


    Thật sư covid tác động quá nặng nề đối với Thành phố Hồ Chí Minh, việc tăng tỷ lệ ngân sách phân bổ cho Thành phố Hồ Chí Minh phục hồi là điều cần thiết. Dù sao Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm kinh tế của cá nước, việc Thành phố nhanh chóng phục hồi cũng giúp tăng khoản thu cho ngân sách.

     

     
    Báo quản trị |