Năm 2018: sẽ có Luật Lâm nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #399377 13/09/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Năm 2018: sẽ có Luật Lâm nghiệp

    Theo lịch trình dự kiến, vào tháng 12/2016, dự thảo Luật Lâm nghiệp sẽ được tổ chức soạn thảo, lấy ý kiến, thẩm định trình Chính phủ.

    Đến tháng 6/2017, Luật Lâm nghiệp tiếp tục hoàn thiện, trình Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường thẩm tra, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

    Đến cuối năm 2017, trình xin ý kiến Quốc hội lần thứ 1.

    Và phiên họp Quốc hội năm 2018 phải tiếp tục hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua.

    Cụ thể, Luật Lâm nghiệp sẽ thay thế Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004.

    Luật Lâm nghiệp bao gồm 07 chương, cấu trúc lại theo hướng những nội dung có liên quan được đưa vào 01 chương, thể hiện rõ lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù, bao gồm 2 nhóm hoạt động chính là quản lý rừng và quản lý các hoạt động lâm nghiệp; đồng thời, bổ sung, chỉnh sửa một số quy định cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế:

    Chương 1. Những quy định chung

    Chương 2. Quản lý rừng

    Chương 3. Quản lý các hoạt động lâm nghiệp

    Chương 4. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng

    Chương 5. Hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp

    Chương 6. Giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

    Chương 7. Điều khoản thi hành

    Tại Luật Lâm nghiệp có một số quy định mới đáng chú ý như sau:

    - Bắt buộc chủ rừng phải chịu trách nhiệm pháp lý nêu không làm hoặc làm không đúng nghĩa vụ của mình như bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng... chứ không nhất thiết phải có hậu quả mới chịu trách nhiệm như hiện nay.

    - Bổ sung hoạt động chế biến và thương mại lâm sản trong hoạt động lâm nghiệp

    Hoạt động này bao gồm quy hoạch công nghiệp chế biến lâm sản trong phạm vi toàn quốc, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản theo cơ chế thị trường, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô vừa và lớn gắn với cơ sở chế biến lâm sản, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá lâm sản.

    Xem chi tiết nội dung tại file đính kèm.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 13/09/2015 10:15:26 CH
     
    15181 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #399381   13/09/2015

    tnhthainguyen
    tnhthainguyen
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam --> Thái Nguyên
    Tham gia:29/07/2014
    Tổng số bài viết (250)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 141 lần


    Xem qua có nội dung này khá thú vị: "Quy định về tiếp cận giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng, tức là xem xét cả giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị sử dụng gián tiếp của rừng;"

    Điều này bảo vệ quyền lợi của chủ rừng trong khá nhiều trường hợp, vì nhiều khi giá trị cảnh quan của khu rừng còn lớn hơn giá trị gỗ. VD như 1 khu rừng trồng toàn gỗ quý trong nhóm I, II nhưng chưa đến tuổi khai thác, thì giá trị thương phẩm không cao, nhưng giá trị tham quan, cảnh quan, nghiên cứu ... lại khá cao. Nhưng để triển khai thì khó có thể thực hiện được với tư duy của cán bộ và nhu cầu của chính quyền VN bây giờ. Ngay như chuyện xác định giá trị đất theo giá thị trường thôi (xác định theo giá trị trực tiếp) mà còn không làm được, thì sao có thể xác định giá trị gián tiếp một cách tương đối tiệm cận được ?

    Ngoài ra quy định xử phạt trong trường hợp chủ rừng (nhiều loại đối tượng) không / không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo vệ rừng thì khó khả thi. Không khác chuyện bảo Việt kiều không làm đơn xin giữ quốc tịch thì bị mất quốc tịch. Nên quy định các chủ rừng thuộc khối nhà nước, khối doanh nghiệp phải trước, vì quy mô quản lý sử dụng rừng của các đối tượng này rất lớn, chứ dân thì vài ngàn hay vài chục ngàn m2 /gia đình thì đáng kể gì ?

    Đồng thời nên quy định trực tiếp trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm có toàn quyền trong việc quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời quy định cứ rừng không tăng về giá trị, diện tích thì lôi ra mà xử phạt, đảm bảo không còn lâm tặc vs phá rừng.

     
    Báo quản trị |