Muốn xin giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền thì cần điều kiện gì?

Chủ đề   RSS   
  • #604146 21/07/2023

    nitrum01
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (333)
    Số điểm: 2730
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 46 lần


    Muốn xin giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền thì cần điều kiện gì?

    Đông y hay y học cổ truyền là phương thức chữa bệnh được đông đảo người dân tin dùng. Theo đó phòng khám đông y muốn hoạt động thì cần phải có điều kiện nhất định.

    Thứ nhất, về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền

    Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 109/2016/NĐ-CP có 3 điều kiện nhất định khi mở phòng khám, cụ thể:

    + Về cơ sở vật chất:
     
    - Phòng chẩn trị có diện tích ít nhất là 10 m2 và có nơi đón tiếp người bệnh.
     
    - Tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký, phòng chẩn trị y học cổ truyền phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây: Trường hợp có châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có buồng hoặc bố trí nơi kê giường châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt có diện tích ít nhất là 05 m2 một giường bệnh; Trường hợp có xông hơi thuốc thì phải có buồng xông hơi có diện tích ít nhất là 02 m2 và phải kín nhưng đủ ánh sáng.
     
    + Về thiết bị y tế:
     
    - Nếu thực hiện việc khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc: Có tủ thuốc, các vị thuốc được đựng trong ô kéo hoặc trong chai lọ thủy tinh hoặc nhựa trắng có nắp và ghi rõ tên vị thuốc ở bên ngoài;
     
    - Trường hợp thực hiện việc châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt phải có ít nhất các thiết bị sau: Có giường châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt; Có đủ dụng cụ để châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt; Có đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vượng châm.
     
    - Trường hợp có xông hơi thuốc: Phải có hệ thống tạo hơi thuốc, van điều chỉnh, có bảng hướng dẫn xông hơi và hệ thống chuông báo trong trường hợp khẩn cấp.
     
    + Về nhân sự: 
     
    Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng chẩn trị y học cổ truyền phải là bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền hoặc là người có giấy chứng nhận là lương y do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền và phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền.
     
    - Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
     
    - Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 48 tháng đối với y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;
     
    - Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
     
    - Là người hành nghề cơ hữu tại phòng chẩn trị y học cổ truyền.
     
    Thứ hai, về hồ sơ cấp giấy phép hoạt động đối với phòng chẩn trị y học cổ truyền
     
    Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì gồm những giấy tờ sau:
     
    - Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
     
    - Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
     
    - Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
     
    - Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
     
    - Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
     
    - Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.
     
    - Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện nhà nước thực hiện theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; đối với bệnh viện tư nhân thực hiện theo Mẫu 03 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện.
     
    - Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở.
     
    - Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
     
    1010 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận